Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Tục đẻ trong rừng

(19:47:39 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Thôn 5, xã Trà Bui có 84 hộ dân, 447 nhân khẩu hầu hết đều là người MNông. Theo phong tục, con gái chửa hoang thì không được đẻ trong làng, nếu đẻ trong làng thì phải cúng một con heo lớn và một con gà để trừ ma trừ tà, nếu không dân làng sẽ xảy ra đau ốm, bệnh tật, chết chóc… Thấy thân phận mình đơn độc, không đủ điều kiện để cúng heo, gà cho làng. Chị Hồ Thị Diêu phải vào rừng sinh nở...

Thôn 5, xã Trà Bui có 84 hộ dân, 447 nhân khẩu hầu hết đều là người MNông. Theo phong tục, con gái chửa hoang thì không được đẻ trong làng, nếu đẻ trong làng thì phải cúng một con heo lớn và một con gà để trừ ma trừ tà, nếu không dân làng sẽ xảy ra đau ốm, bệnh tật, chết chóc… Thấy thân phận mình đơn độc, không đủ điều kiện để cúng heo, gà cho làng. Chị Hồ Thị Diêu phải vào rừng sinh nở...

 

Chị Diêu trong căn chòi giữa rừng. Ảnh: Thanh Niên.

 

Căn chòi tạm giữa rừng là nơi chị Hồ Thị Diêu, Thôn 4, xã Trà Bui, huyện Nam Trà My từng sinh con cách đây vài tháng. Chòi tạm nằm cách xa làng khoảng 400m và một con suối.

 

Không lương thực, không bất kể một vật dụng nào để ăn ở, sinh hoạt cũng như phục vụ cho việc sinh nở của người phụ nữ. Vậy mà chỉ vì hủ tục, chị Diêu đã phải vào rừng tạm bợ sinh con mà không có bất cứ sự trợ giúp nào.  

 

Đẻ rừng, chôn sống ma rừng, hay bỏ con sau khi sinh đôi, sinh ba là những hủ tục lạc hậu rất đáng lên án. Nhưng tiếc thay, những hủ tục này vẫn còn sót lại tại một số huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Nam. Nhiều thân phận phụ nữ, bé sơ sinh bị ảnh hưởng về sức khoẻ, thậm chí thiệt mạng chỉ vì những hủ tục lạc hậu này.  

 

Hiện, người MNông ở các xã vùng cao huyện Trà My vẫn còn lưu giữ một số tập tục rất lạc hậu, đó là: Phụ nữ phải sinh con ngoài rừng, nếu người mẹ sinh đôi, sinh ba, chỉ giữ lại một đứa để nuôi, còn lại phải giết, nếu không muốn bị sống cô lập.

 

Mặc dù đã được chính quyền đoàn thể vận động tuyên truyền, nhưng một số nơi, dân làng kiên quyết không thay đổi tập tục.  

 

Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu tại các vùng miền núi Quảng Nam cũng bởi đây là những vùng quá xa xôi, hẻo lánh, sự tuyên truyền của các cấp chính quyền, đoàn thể chưa được sát sao.

 

Nhiều khi, vụ việc xảy ra rồi mới thấy có sự xuất hiện của chính quyền địa phương. Người dân còn quá tin vào thầy mo, thày cúng hơn là cán bộ y tế...

 

(Theo VTV)