»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:46:56 PM (GMT+7)

Hành trình một nữ công chức về nước từ Thailand

(19:50:11 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nhóm gần chục người tíu tít bên đống thùng, hộp ngồn ngộn bên xe đẩy trước quầy làm thủ tục đăng ký chuyến bay VN 840 khởi hành lúc 18h10 Chủ Nhật, 30/11, từ Sân bay Vientiane, Lào, về Hà Nội. Hầu hết trẻ măng nhưng ai nấy nom mệt mỏi.

Vũ Thanh Tú mong sớm trở về nhà
Nhóm gần chục người tíu tít bên đống thùng, hộp ngồn ngộn bên xe đẩy trước quầy làm thủ tục đăng ký chuyến bay VN 840 khởi hành lúc 18h10 Chủ Nhật, 30/11, từ Sân bay Vientiane, Lào, về Hà Nội. Hầu hết trẻ măng nhưng ai nấy nom mệt mỏi.

Một cô gái nhỏ nhắn, nét mặt thanh tú, tách khỏi đám đông tiếp tôi bằng nụ cười dễ gần và đôi mắt thâm quầng. Cô gái nom  thư sinh ấy hoá ra là quan chức Bộ Tài nguyên Môi trường đang thực hiện công đoạn cuối cùng của cuộc hành trình đơn độc về quê từ nước Thái ở đỉnh điểm bất ổn.

Chiều muộn Chủ Nhật, một phụ nữ Na Uy hớt hải hỏi tôi ngay trước cửa sân bay Vientiane rằng làm thế nào khẳng định chuyến bay của mình về Hà Nội vào sáng hôm sau, Thứ Hai mùng 1/12. Từ Hà Nội, chị sẽ bay về Na Uy sau khi quá cảnh ở một nước khác như vé đã đặt. Mấy hôm nay, chị nghe nói, Vietnam Airlines thông báo sẽ cắt suất nếu hành khách không khẳng định mình sẽ bay.

Cùng dự hội thảo về Chương trình Trao đổi Nam-Nam và Bắc-Nam cho thanh niên các nước đang phát triển với thanh niên Na Uy, tôi an ủi chị không việc gì phải lo. Trường hợp xấu nhất, tôi sẽ huỷ chuyến về Hà Nội của mình vào chiều muộn mùng 1/12 và để chị thế chỗ. Tuần trước, lẽ ra chị quá cảnh ở sân bay quốc tế Bangkok, Thailand. Cuộc biểu tình dai dẳng của Liên minh Nhân dân Vì Dân chủ (PAP) buộc đoàn Na Uy phải đến Lào theo lộ trình khác, qua Hà Nội

Trả lời Tiền Phong ở Vientiane, ông Trịnh Anh Tuấn, Trợ lý Tài chính, Viẹtnam Airlines tại Lào, cho biết, các chuyến bay từ Vientiane về Hà Nội của hai hãng hàng không Lào và Việt Nam đều được đặt chỗ hết sạch cho đến ngày mùng 6/12. “Rất hiếm khi tuyến bay này trở nên quá tải như vậy”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, khách Việt Nam kẹt ở Bangkok về Việt Nam chủ yếu qua hai ngả, sân bay Phnompenh, Campuchia, và sân bay Vientiane, Lào. Nhóm khách này chủ yếu mua vé của Vietnam Airline và được Vietnam Airline bố trí đưa về Việt Nam.

Vũ Thanh Tú trong số may mắn ít ỏi kiếm được vé máy bay về Hà Nội ngay trong ngày đầu lê thân về Vientiane. Mua vé khứ hồi sang Thailand của Thai Airways, cô không nằm trong diện ưu tiên mua vé của Vietnam Airlines so với hành khách của Vietnam Airlines. Thế mà ….

Cùng một đồng nghiệp nam, Tú, đại diện cho Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, dự hội nghị khu vực để bàn kế hoạch xây dựng một trang chủ chung cho cả vùng về đa dạng sinh học. Gặp một quan chức của Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học ở hội nghị bảo tồn lớn nhất thế giới tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, đầu tháng 10/2008, tôi được bà cho biết, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang trên đà suy thoái và không mấy ai hình dung nó sẽ tác động mạnh thế nào đến tăng trưởng kinh tế quốc gia những năm sắp tới.

Cũng là dòng máu Lạc Hồng

Nghe tin tôi đi tìm hành khách người Việt bị kẹt ở sân bay Bangkok có đổ về Vientiane, PGS.TS Lại Phi Hùng, điều phối viên dự án đào tạo sau đại học mà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam giúp Đại học Quốc gia Lào, sốt sắng lấy ô tô riêng chở tôi đi khắp nơi. Sáng 29/11, nghe người mách, anh đánh ô tô sang hẳn cửa khẩu bên Thailand để đón một nữ hành khách Việt Nam từ Bangkok về. Chị là Hoa, tham dự một hội thảo về phòng chống tác hại của thuốc lá do Canada tài trợ. Anh lo chỗ ngủ miễn phí cho cho chị và lại đem ô tô đưa chị ra tận sân bay chiều cùng ngày. Tại cửa khẩu, anh để lại số điện thoại của mình cho một người bản địa nhờ gọi cho anh nếu gặp một người Việt từ Thailand về cần giúp đỡ.

Nghe  tin một nhóm nhà khoa học Việt Nam đang dự hội thảo ở Lào muốn sang Udon, Thailand, tham quan, anh không ngần ngại lấy xe bảy chỗ ngồi của mình. Đi cùng còn có một đồng nghiệp Lào quen lái xe tay lái nghịch bên Thailand mà anh bảo “để đảm bảo an toàn mức cao nhất. Mình vẫn chưa quen đường chiều nghịch so với ở Việt Nam”.

Theo ông Tuấn, khách Việt Nam kẹt ở Bangkok về Việt Nam chủ yếu qua hai ngả, sân bay Phnompenh, Campuchia, và sân bay Vientiane, Lào. Nhóm khách này chủ yếu mua vé của Vietnam Airline và được Vietnam Airline bố trí đưa về Việt Nam.

Vũ Thanh Tú trong số may mắn ít ỏi kiếm được vé máy bay về Hà Nội ngay trong ngày đầu lê thân về Vientiane. Mua vé khứ hồi sang Thailand của Thai Airways, cô không nằm trong diện ưu tiên mua vé của Vietnam Airlines so với hành khách của Vietnam Airlines. Thế mà ….

Cùng một đồng nghiệp nam, Tú, đại diện cho Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, dự hội nghị khu vực để bàn kế hoạch xây dựng một trang chủ chung cho cả vùng về đa dạng sinh học. Gặp một quan chức của Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học ở hội nghị bảo tồn lớn nhất thế giới tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, đầu tháng 10/2008, tôi được bà cho biết, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang trên đà suy thoái và không mấy ai hình dung nó sẽ tác động mạnh thế nào đến tăng trưởng kinh tế quốc gia những năm sắp tới.

“Chúng em dự hội thảo khu vực tổ chức ở Chiengmai, Thailand, từ ngày 23-28/11”, Tú nói, “Theo kế hoạch, lẽ ra ngày 28/11, chúng em trở về Việt Nam từ sân bay quốc tế Bangkok. Xem trên truyền hình CNN, thấy người biểu tình thuộc PAP bao vây sân bay. Hàng không Thailand,  mà ban tổ chức hội thảo mua vé cho các đại biểu, không hề thông báo gì cho chúng em”.

Đi thế nào bây giờ? Đại biểu Thailand không lo. Đại biểu Malaysia đi ô tô về là xong vì giáp giới với Thailand. Đại biểu Indonesia chịu khó đường bộ về thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia rồi chuyển tiếp máy bay. Đại biểu Philippines 10 người lên xe bus xuôi Kuala Lumpur vượt chặng dài 2000 km.

Tú và anh đồng nghiệp chuẩn bị hành lý theo đoàn Philippines. Nghĩ đến dằng dặc bằng từ Hà Nội vào Kiên Giang, tỉnh cực nam của tổ quốc, mà ngán ngẩm. Cuối cùng, họ bỏ lộ trình của bạn để ngược lên Bắc.

Đi về nước Lào, chưa biết thế nào. Nhưng cứ phía ấy là gần quê hương. Xem trên báo điện tử ở nhà, thấy nói Vietnam Airlines có máy bay đón ưu tiên hành khách kẹt từ Thailand về Luangphrabang, tỉnh miền nam Lào. Không thể tìm được máy bay nào chật hơn, cũ hơn chiếc máy bay địa phương giá 165 USD/vé ấy.

Đến Luangphrabang, thở phào. Chạy ngay vào phòng vé của Vietnam Airline để đăng ký mua vé. Thế là sắp về đến nhà. Cha mẹ ơi, chưa bao giờ con trải qua những ngày thế này. Đại diện Vietnam Airlines nhẹ nhàng: “Hết vé rồi. Các chỗ đặt hết đến mùng 6/12 cơ”.

Trưa nắng chang chang. Rà soát lại danh mục đăng ký, thấy có thể có một chỗ thừa. Nhưng phải đợi đến chiều, khách không đăng ký mới được. Thôi nhường hy vọng mong manh cho một chị người Việt cũng từ Chiengmai. Chị ấy hoảng loạn từ lúc đến Luangphrabang. Không thân quen nhưng Tú lo không biết một thân đơn chiếc chị ấy có hề hấn gì không.

Sáng Thứ Hai, tôi đến gặp ông Dương Tiến Long, Giám đốc Vietnam Airlines tại Lào. Ông cho hay, chuyến bay của Vietnam Airlines từ Luangphrabang hai hôm trước có bán vé cho một hành khách từ Chieng Mai về.

Ông Dương Tiến Long, Giám đốc Vietnam Airlines tại Lào
Tôi hỏi Tú trước khi đi có bao giờ tính đến tình huống xấu nhất kiểu thế này chưa. Tú bảo hầu như không ai trong đoàn, kể cả các đoàn khác, kể cả các bậc tiền bối ở nhà, nghĩ đến. Tiền dự phòng, vì thế, khong hề có, ngoài khoản nho nhỏ để đi chợ loanh quanh đâu đó.

Thailand thời khủng hoảng vẫn là nơi hút khách du lịch, thu hút hầu hết các hội thảo quốc tế và khu vực. Nếu không có chuyện bao vây sân bay của phe đối lập chống chính phủ, khủng hoảng chính trị Thailand diễn biến xấu mấy, các hội thảo quốc tế vẫn được mọi người thích tổ chức ở đấy hơn.

Ai cũng phê phán Bangkok đủ điều, từ giao thông, đi lại, viễn thông. Nhưng khi đặt văn phòng, tổ chức hội thảo, rất ít muốn làm ở Việt Nam.

“Giao thông của các bạn có vẻ tệ hơn ở Bangkok”, Oren Murphy, Giám đốc Khu vực Châu Á của Internews có trụ sở ở Mỹ và chi nhánh ở Bangkok, nói. “Bangkok có tắc nghẽn giao thông nhưng đấy là tắc nghẽn trong trật tự do lưu lượng quá lớn. Xe nọ nối đuôi xe kia thành hàng dài. Nhưng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tôi nhìn thấy cảnh hỗn loạn trong tắc nghẽn. Mọi phương tiện, từ xe to đến xe nhỏ, tranh nhau chen lấy được. Một tài xế taxi trả lời trên đường Hà Nội rằng nếu không chen thì xe khác cũng chen. Thế là chiếc taxi chở tôi lăn đến chỗ trống duy nhất còn lại. Dòng chảy leo lắt cuối cùng dừng hẳn”.

Còn dịch vụ, hạ tầng viễn thông ở Việt Nam ư? Oren Murphy cười, giơ hai tay lên trời sau khi thảo luận với tôi về một dự án của Google Group về truyền thông phòng ngừa các đại dịch tái xuất như SARS, cúm gà, ở Hà Nội một ngày giữa tháng 11/2008…

Tú và Cao Minh Tuấn, đồng nghiệp nam đi cùng, tìm đường vào trung tâm Luanphabang để mua vé ô tô về Việt Nam qua cửa khẩu Thanh Thuỷ đến TP Vinh, Nghệ An, giáp với tỉnh Boulikhamxay của Lào.

Hết xe dù giá cắt cổ. Đành nhắm mắt lên ô tô ngược Vientiane. Hy vọng kiếm được tấm vé về quê chăng. Bốn giờ chiều 29/11, hai anh em chui lên xe khách đường dài. “Cũng lần đầu tiên đi dân dã như kiểu xe chợ ở Việt Nam, em trải qua đêm trắng trên xe cho đến bốn giờ sáng hôm sau”.

Bến xe Vientiane chắc không phải giành cho hành khách máy bay. Va ly nặng chịch kéo bánh xe trên đường nhựa hoặc lát gạch men hoặc thảm bê tông quen rồi. Nay phải kéo công cụ hiện đại trên mặt sân rải sỏi rời. Lội bộ trên đống sỏi còn trượt chân mấy lần huống hồ…

Bảy rưỡi sáng Chủ Nhật về đến trung tâm Vientiane trên quãng vài cây số. Thuê phòng khách sạn 25 USD/phòng. Nằm đến trưa, sốt ruột, kéo nhau ra sân bay Vientiane. Ra sao thì ra.

Lại thông báo đặt chỗ kín đặc đến hết mùng 4/12. Kệ, cứ đợi, cứ ăn vạ. Ở nhà, Bộ Tài nguyên&Môi trường gọi điện sang Đại Sứ quán ta bên Lào. Lát sau, một tham tán sứ quán ra tận sân bay Wattey. Cuối cùng họ kiếm được hai vé trên chuyến bay VN 840 cất cánh lúc 18h10.

Một đoàn từ Bankok về gồm sáu người, lúc đó cũng mua được hai vé. Một lúc sau thêm một vé. Lúc sau nữa thêm ba vé. Ngoài kia, trời chạng vạng. Mới 5h40 mà bên này đã nhọ mặt.

Mọi khi, trước giờ bay 30 phút, phải lục tục lên máy bay rồi. Hôm nay, chả thấy nhân viên tàu bay giục hành khách như mọi khi. Nhưng người Việt dường như lúc nào cũng bận bịu.

Tú và mấy hành khách may mắn hối hả chuyển các thùng hàng, thứ có lẽ không bao giờ thiếu sau mỗi lần từ Thái trở về, lên bàn cân tự động. Ồn ĩ một góc sân bay tin hin. Nét mặt ai nấy bừng sáng trong những bộ áo quần xộc xệch.

Vietnam Airlines làm hết sức mình

Ông Dương Tiến Long, Giám đốc Vietnam Airlines ở Lào:

“Chúng tôi nhận được chỉ đạo của lãnh đạo Vietnam Airlines ở Hà Nội từ Thứ Năm tuần trước, tạo mọi điều kiện để hhành khách Việt Nam bị kẹt ở Thailand về nước nhanh nhất. Ngay hôm sau, Thứ Sáu, chúng tôi bố trí máy bay A321 có sức chứa 184 người, lớn hơn máy bay A320 hàng ngày vẫn chạy có sức chứa ít hơn một chút, 161 hành khách. Chúng tôi còn chuẩn bị ô tô để đề phòng khách về Vientiane đông sẽ đưa họ về bằng đường bộ nếu đường không không đáp ứng nổi.

Với nhóm hành khách từng mua vé của Vietnam Airlines trước đó khi sang Thailand, chúng tôi chỉ yêu cầu họ đưa vé cũ hành trình Bangkok-Hanoi hay Bangkok-Hochiminh và đổi cho họ hành trình Vientiane về hai thành phố trên của Việt Nam. Với nhóm hành khách này, hôm đầu tiên, chúng tôi đón được 19 người trong đó năm người về TP Hồ CHí Minh, và 14 về Hà Nội. Thứ Bảy, đưa được chín khách về trong đó tám về Hà Nội và một về TP Hồ Chí Minhi. Chủ Nhật, cũng đón được chín trong đó hai về TP Hồ Chí Minh. Trường hợp của hành khách chuyển từ hãng hàng không khác sang, chúng tôi chưa có thống kê”.

Cả ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật vừa qua, chúng tôi làm như ngày thường. Hôm qua, Chủ Nhật, tôi gặp một hành khách từ sân bay quân sự Utapao, Thailand. Hành khách này cho biết phải lên Vientiane vì tình hình ở Utapao hỗn loạn. Dòng người xếp hàng chờđợi dài cả cây số mà chỉ có hai quầy làm thủ tục. Tám chiêc máy bay chờ mỏi cổ mà cả ngày chưa làm xong thủ tục.

Ngoài máy bay của Vietnam Airlines, mỗi tuần còn có năm chuyến của hàng không Lào, Laos Ảirlines. Một chiếc MA60 (sản xuất tạiTrung Quốc) chở được 59 khách và một chiếc  ATR72 (của Châu Âu) chở được 60 khách. Với số máy bay này, các chỗ cũng được đặt cho đến hết mùng 6/12. Đây là hiện tượng hiếm có trên tuyến bay này mặc dù đang là mùa du lịch”.

Quốc Dũng

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hành trình một nữ công chức về nước từ Thailand

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI