Già làng Mà Giá và tiếng đàn đá trên đại ngàn Yangly
(19:45:26 PM 18/06/2011)
Từ một “chốn riêng” nên thơ
Cách Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hơn 35km thuộc xã Yang Ly huyện Khánh Vĩnh, “chốn riêng” của già làng Mà Giá là ba căn nhà sàn nhỏ liền kề nằm bên suối, chính xác hơn là nằm ngay trên một nhánh suối nhỏ. Muốn vào thăm nhà Mà Giá chỉ còn cách lội qua một nhánh suối nước chảy quanh năm.
Con suối Lách chảy qua nhà Mà Giá vốn có bảy nhánh, rậm rịt cau núi và vô số các loại rắn. Trước đây, khi còn làm Chủ tịch xã Yang Ly, ông đã tự tay khơi nguồn tạo thêm một dòng nước suối thứ tám chảy về vùng đất phía dưới suối rồi vận động bà con trồng lúa nước.
Con suối nhỏ do ông dẫn về đã tạo nên một ruộng lúa rộng và xanh tốt. Mà Giá nhường những phần đất bằng phẳng nhất do bà con trong làng làm lúa nước. Còn ông nhận vùng đất “xương xẩu” nhất ngay sát suối. Sau 20 năm làm Chủ tịch xã Yang Ly, năm 2004 ông nghỉ hưu và quyết định đến đây để “làm nhà bên suối”.
Mà Giá và ngôi nhà bên suối
Lúc đầu ông chỉ nghĩ đơn giản rằng nơi này quá đẹp, dựng trên nhánh suối mới này ba gian nhà sàn nữa là có được một nơi ở tuyệt đẹp cho cả nhà. Và còn tạo ra một chỗ chơi, chỗ nghỉ cho lũ làng và đám thanh niên.
Ông bỏ ra hàng năm trời dọn dẹp bớt cây xúp, bụi rậm, bắt sạch lũ rắn, xếp đá cuội dọc những con đường mòn nhỏ loanh quanh theo suối lượn. Rồi ông đào hai cái ao thông nhau trước nhà sàn, dẫn nước từ nhánh suối mới khơi vào ao, thả đặc cá chép.
Cuối cùng, nước của nhánh suối được dẫn xuống mương tưới cho ruộng lúa xanh tốt cạnh ao cá. Thu nhặt những gốc cây khô, bắc vài cây cầu khỉ rất “độc” từ đường vào nhà sàn, từ nhà sàn ra hồ cá.
Ngay bên cạnh nhà, ông dăng dây đặt một bộ đàn đá bảy âm sắc tự động âm vang tiếng tung teng, tung teng nhờ một hệ thống dây – gàu, hứng - đổ nước từ dòng suối được thừa hưởng từ đời ông cha để lại… Mà Giá đã tạo ra một khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp mà không làm mất đi vẻ hoang sơ vốn có của đại ngàn.
Đến khu du lịch sinh thái tự tạo
Ban đầu, chỉ có đám thanh niên trong làng và các xã lân cận đến chơi. Sau đó “chốn riêng” của Mà Giá bỗng nổi tiếng khắp nơi và người người tìm đến nghỉ ngơi các dịp cuối tuần hay ngày lễ, ngày tết. Thế rồi, cả nhà Mà Giá “lăn” ra làm du lịch.
Ông làm thêm gần 10 cái sạp nằm ven ven suối để khách có chỗ ngồi nghỉ, uống rượu cần, thưởng thúc những món ăn dân giã do gia đình ông chế biến giúp. Vợ Mà Giá ủ mì, ủ nếp làm rượu cần phục vụ khách. Con cái Mà Giá làm chân chạy, chỉ dẫn khách leo suối, leo núi và chạy chợ phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Còn Mà Giá, kiêm nghiệm cái chân thu dọn cho “chốn riêng” của mình và là Khu du lịch sinh thái của khách luôn sạch đẹp.
“Mỗi bộ đàn đá phải có đủ bảy âm sắc khác nhau”
Ở khu du lịch này, Mà Giá chỉ bán sản phẩm do vợ chồng ông làm ra, đó là rượu cần. Khách đến chơi không phải mất tiền mua vé, khách ngồi nghỉ trên sạp không buộc phải trả tiền chỗ, khách muốn được dẫn đi xem đầu nguồn con suối cũng không phải trả phí…
Cách làm du lịch rất … “hào phóng” với khách, với thiên nhiên này của Mà Giá như buộc khách trở nên ý thức hơn trong việc gìn giữ vệ sinh cho một khu du lịch độc đáo và nên thơ này.
Ý tưởng phát triển bền vững
Không đặt việc thu lợi lên đầu, nhưng thu nhập từ “chốn riêng” này của gia đình Mà Giá không phải nhỏ. “Ờ, được thì tiền triệu, không thì cũng tiền trăm mỗi ngày đông khách. Có đủ tiền để khi mấy thằng con nó đòi mua xe máy, đòi xây nhà riêng thì có mà cho..” Khi được gợi ý nuôi gà, nuôi heo rừng, mở rộng khu du lịch, làm nhà hàng phục vụ khách… Mà Giá lắc đầu quầy quậy “làm thế ô nhiễm lắm, dơ bẩn con suối này mất thôi”.
Ông còn kể: Có lần có một vị cán bộ đầu ngành lên đây chơi, thấy khu du lịch của ông chưa có điện bèn gợi ý tặng cho ông bảy bộ thuỷ điện nhỏ đặt tại 7 nhánh suối lớn, nhưng ông từ chối. Vì … “phức tạp lắm, mất công phải bảo vệ, lỡ có ai lấy trộm, bắt bớ, rồi sinh ra mất đoàn kết...”
Suối luôn được giữ tuyệt đối trong và sạch
Có lẽ Mà Giá sống như thế này quen rồi, đèn dầu leo lét bên núi rừng thăm thẳm, văng vẳng tiếng đàn đá, rì rầm tiếng suối chảy mới hợp với ông. Biết đâu khi kéo điện về sẽ phá vỡ mất nhịp sống bình yên, thanh thản nơi đây. Ông còn khoe, nguồn thu của gia đình còn được “bổ sung” nhờ âm thanh trầm bổng của bộ đàn đá kia. Rất nhiều “đại gia” lên đây chơi đã đặt mua những bộ đàn đá tương tự.
Bởi vậy, những ngày vắng khách, ông lại bỏ ra bốn ngày lội bộ lên núi Hòn Dù, gõ tìm cho đủ những thanh đá có âm thanh phát ra trầm bổng khác nhau để ghép lại thành những bộ đàn hoàn hảo bán cho khách. Nhiều vị khách mua về rồi không biết cách “thiết kế” dàn tự động bèn đánh xe chở ông xuống đặt dàn giúp. Chẳng màng đến thù lao, chỉ cần lâu lâu được đi “đổi gió” chút là ông vui rồi.
Gần đây, nhìn thấy đuợc tiềm năng của khu du lịch Mà Giá, một tổng công ty nổi tiếng Khánh Hoà trả tiền tỷ để mua lại nơi này nhằm đầu tư, mở rộng thành một khu du lịch quy mô. Vậy nhưng Mà Giá quyết không bán vì sợ rằng nơi này sẽ bị tận thu, bị đảo lộn và hơn hết là sợ mất đi cái “chốn riêng” mà ông đã dày công gây dựng bấy lâu nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.