Đến làng nghề gặp ô nhiễm
(19:35:20 PM 18/06/2011)
Duy Xuyên là huyện có nhiều làng nghề truyền thống với 3 loại hình chính là ươm tơ dệt lụa, dệt chiếu và chế biến hải sản.
Việc quản lý của chính quyền và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường tại các làng nghề còn nhiều hạn chế, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của người dân quanh khu vực.
Chỉ cần dạo một vòng qua làng nghề dệt vải, tơ lụa Mã Châu (Thị trấn Nam Phước) dễ dàng nhận thấy không khí làm việc hối hả của các thợ dệt bên những khung dệt.
Trong quá trình CNH – HĐH, sản phẩm tơ lụa sử dụng thêm các hóa chất tẩy nhuộm, ngành ươm tơ, dệt lụa truyền thống dần đi vào “ngõ cụt”, người dân nơi đây chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực dệt vải sợi tổng hợp với nhiều xưởng dệt, cơ sở hồ mắc sợi ra đời gây ô nhiễm môi trường.
Một số hộ dân sống quanh các xưởng dệt cho hay, tiếng ồn ngày cũng như đêm phát ra từ các khung dệt tạo cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, hệ thống thu gom, xử lý chất thải tại các làng nghề này hầu như chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Qua khảo sát thực tế, cho thấy, làng nghề vải, tơ lụa Mã Châu cùng với làng nghề dệt vải Phú Bông – Thi Lai đang đặt ra vấn đề ô nhiễm môi trường cần được xử lý, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi và chất thải hóa học.
Ông Phan Xuân Cảnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của máy dệt và máy kéo sợi, bụi phát sinh là bụi bông ở dạng sợi bay. Cả hai loại ô nhiễm này tại các cơ sở dệt đều vượt mức cho phép. Ngoài ra còn có ô nhiễm về khí thải khi đốt là hơi bằng than và củi.
Kết quả phân tích môi trường tại các làng nghề ươm tơ, dệt lụa, dệt vải gần đây cho thấy, các chỉ tiêu như hàm lượng BOD5, COD, Caliform... đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép loại C (TCVN5945-1995) nhiều lần.
Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu than và củi làm phát sinh khí thải chứa bụi khói và các khí độc hại như SO2, NOx, CO... Điểm có tiếng ồn vượt cao nhất là tại làng nghề Mã Châu, vượt 9dB (ngưỡng cho phép của tiếng ồn công nghiệp là 85 dB, ở nơi cư ngụ là 55 dB vào ban ngày và 45 dB vào ban đêm – PV).
Ông Phan Xuân Cảnh cho hay, các đây 7 năm, UBND huyện đã đầu tư kinh phí hỗ trợ cho HTX làng nghề tơ lụa Mã Châu, HTX dệt may Duy Trinh và dệt vải Phú Bông – Thi Lai xây dựng hệ thống xử lý môi trường.
Hầu hết, các cơ sở hồ mắc sợi đã đầu tư hệ thống xử lý bụi bằng xyclon khô sau đó phát tán ra ngoài ống khói. Tuy nhiên, biện pháp này không xử lý được bụi có kích thước nhỏ và hàm lượng độc trong khói thải.
Xử lý nguồn thải của làng nghề chế biến hải sản An Lương (xã Duy Hải) đang là vấn đề nan giải đối với địa phương.
Theo thống kê, làng nghề, hiện có 7 cơ sở chế biến nước mắm, sản lượng trên 4 triệu lít/năm; 2 cơ sở chế biến cá bò pile và 3 cơ sở chế biến cá luộc và nhiều hộ chế biến. Các cơ sở này đều nằm sát khu dân cư gây ô nhiễm môi trường do nước thải từ cá luộc, cá tẩm do chỉ được xử lý bằng cách đào hố tự hủy.
Ngoài vấn đề nước thải, những người dân nơi đây còn phải hứng chịu mùi hôi, tanh bốc ra từ các chất cặn bã của sản xuất mắm, cá khô… phát tán trong không khí.
Môi trường ô nhiễm kéo theo những căn bệnh nghề nghiệp đối với những người trực tiếp sản xuất tại làng nghề chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh) và làng nghề dệt chiếu An Phước (Duy Phước).
Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam đưa ra báo cáo thống kê có khoảng 80% người dân tại các làng nghề này mắc bệnh nấm móng, thấp khớp... do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, phẩm nhuộm độc hại.
Phó Chủ tịch Phan Xuân Cảnh khẳng định về vấn đề bệnh tật tại các làng nghề này là có thực. Trung bình mỗi hộ dân tại làng chiếu cói dùng khoảng 2kg thuốc màu/tháng, nhuộm cho khoảng 200kg sợi cói.
Điều này đồng nghĩa với một lượng phẩm nhuộm được thải trực tiếp ra môi trường, vườn nhà. Riêng các loại phẩm màu dùng để nhuộm chiếu có tác động thế nào với môi trường, ông Cảnh phân bua là chờ các ngành chức năng phân tích, kiểm định (PV).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.