»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:05:06 AM (GMT+7)

Tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước

(11:23:13 AM 22/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Sau 3 năm triển khai Dự án “Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) tại địa phương” (Dự án NBSAP) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) hỗ trợ Việt Nam thực hiện thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm mục tiêu tăng cường bảo tồn ĐDSH. Đến nay, Dự án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về ĐDSH. Xung quan nội dung này, ông Phạm Anh Cường- Cục trưởng Cục Bảo tồn ĐDSH đã có cuộc trao đổi:

Tiếp[-]tục[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]vì[-]mục[-]tiêu[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]đất[-]nước

 ông Phạm Anh Cường- Cục trưởng Cục Bảo tồn ĐDSH 

 

-Thưa ông, sau 3 năm triển khai Dự án NBSAP, đến nay Dự án đã đạt được kết quả cơ bản nào?


Ông Phạm Anh Cường: Dự án NBSAP do Tổng cục Môi trường làm chủ Dự án và được triển khai thực hiện trong 03 năm, từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 8 năm 2015. Dự án được thực hiện tại thành phố Hà Nội và 2 tỉnh thí điểm là Lạng Sơn và Sơn La. Đến nay, có thể khẳng định rằng các nội dung và sản phẩm của Dự án đã được hoàn thành đầy đủ và bảo đảm chất lượng theo đúng các mục tiêu như kế hoạch đã đề ra là tăng cường bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam thông qua: (i) Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động về ĐDSH (NBSAP) nhằm thực hiện nghĩa vụ Quốc gia đối với Công ước ĐDSH; (ii) Tăng cường năng lực của cấp tỉnh về lồng ghép các ưu tiên bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ. Các kết quả chủ yếu của Dự án đã đạt được bao gồm:


Một là. Hỗ trợ quá trình xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Chiến lược được ban hành là văn bản định hướng cho công tác bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam trong thời gian 10 năm tới, giúp giảm áp lực tổng thể lên ĐDSH, đặc biệt là đối với các loài nguy cấp, quý hiếm, các hệ sinh thái nhạy cảm tại Việt Nam. Để triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược, ngày 02/7/2014, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BTNMT về việc thành lập Ban chỉ đạo Chiến lược quốc gia về ĐDSH do Bộ trưởng Bộ TN&MT là Trưởng Ban và các thành viên là đại diện của các Bộ: Công an, Công Thương, KH&ĐT, KH&CN, Ngoại giao, Nội vụ, NN&PTNT, Tài chính, TN&MT, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.


Hai là. Để phổ biến và hướng dẫn triển khai Chiến lược, Dự án đã tiến hành xây dựng Cẩm nang hướng dẫn thực hiện Chiến lược tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ chỉ thị đánh giá hiệu quả thực hiện về bảo tồn ĐDSH tại địa phương và Báo cáo “Hiện trạng đầu tư tài chính cho bảo tồn ĐDSH, đánh giá nhu cầu và đề xuất kế hoạch huy động nguồn lực về tài chính cho việc thực hiện Chiến lược” nhằm đánh giá nhu cầu và xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện Chiến lược. Các tài liệu hướng dẫn nêu trên là công cụ để hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương có căn cứ xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược.


Ba là. Báo cáo quốc gia lần thứ 5 thực hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước ĐDSH được xây dựng thông qua các hoạt động điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu về ĐDSH quốc gia và trình Ban thư ký Công ước ĐDSH trước cuộc họp COP12 vào tháng 10 năm 2014 tại Hàn Quốc.


Bốn là. Báo cáo các vấn đề ưu tiên về ĐDSH nhằm nêu lên hiện trạng ĐDSH Việt Nam, qua đó làm rõ yêu cầu phải tăng cường chính sách và thể chế để cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước về ĐDSH. Dự án NBSAP đã chủ trì, phối hợp với một số tổ chức, cá nhân xây dựng, hoàn thiện và phát hành, gửi đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đồng thời, Dự án đã đã phối hợp với Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội tổ chức thành công Hội thảo “Bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp”. Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các Bộ, ngành liên quan cung cấp, trao đổi và thảo luận các thông tin về thực trạng, thách thức, trở ngại và các giải pháp ưu tiên đối với công tác quản lý ĐDSH tại Việt Nam.


Năm là. Với mục tiêu lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ cấp tỉnh một cách có hệ thống và bài bản, Dự án đã thông qua Tổng cục Môi trường để phối hợp cùng Tổng cục Đất đai và nhóm chuyên gia nghiên cứu, lồng ghép các nội dung có liên quan đến ĐDSH trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ĐĐ 2013. Sản phẩm cụ thể của hoạt động này là: Xây dựng và hoàn thiện 02 báo cáo: (i) Báo cáo đánh giá các quy định pháp luật về QHSDĐ có liên quan đến bảo tồn ĐDSH; (ii) Phương pháp luận và Hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ cấp tỉnh. Lồng ghép các nội dung có liên quan đến ĐDSH vào các văn bản QPPL về đất đai: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật Đất đai năm 2013 và Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH,KHSDĐ, Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ.


Sáu là. Tại 02 tỉnh thí điểm (Lạng Sơn và Sơn La), Dự án đã phối hợp với các Sở TN&MT và các cơ quan tư vấn liên quan để hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh, cụ thể: Dự án đã hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện bản đồ không gian về ĐDSH của 02 địa phương thí điểm (đối với tỉnh Lạng Sơn: Bản đồ hiện trạng ĐDSH, phân vùng ĐDSH, phân bố các loài quý hiếm, quy hoạch bảo tồn ĐDSH; đối với tỉnh Sơn La: Bản đồ cảnh quan sinh thái, quy hoạch ĐDSH, quy hoạch các khu, cơ sở bảo tồn). Đến nay, UBND các tỉnh Lạng Sơn và Sơn La đều đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Việc ban hành Quy hoạch bảo tồn ĐDSH góp phần bảo tồn và nâng cao tính ĐDSH tại 02 tỉnh thí điểm Dự án; đề ra các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao công tác quản lý và phát triển các loài, sinh cảnh bị suy thoái; duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm; tăng cường nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển ĐDSH trên địa bàn.


Bảy là. Báo cáo đề xuất các nội dung điều chỉnh có cân nhắc đến vấn đề bảo tồn ĐDSH trong QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ giai đoạn 2016-2020 của Sơn La và Lạng Sơn đã được xây dựng và báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu, điều chỉnh. Mục đích của các Báo cáo này là nhằm bảo đảm việc giành quỹ đất cần thiết cho công tác bảo tồn ĐDSH; giúp bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH nhưng vẫn phù hợp với định hướng phát triển KT-XH tại địa phương.


Tám là. Các cuộc hội thảo, tập huấn hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Chiến lược và chia sẻ bài học kinh nghiệm về lồng ghép ĐDSH trong QHSDĐ, hướng dẫn nhân rộng tại các địa phương với sự tham dự của các đại biểu đại diện cho Văn phòng UBND tỉnh, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính đã được tổ chức tại 03 miền Bắc, Trung, Nam. Hội thảo là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng/điều chỉnh Kế hoạch hành động về ĐDSH cấp tỉnh, lập và triển khai Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh cũng như bước đầu cân nhắc lồng ghép vấn đề bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ tại các địa phương.

 

- Một trong những thành công của Dự án là xây dựng được Chiến lược và đưa nội dung bảo tồn ĐDSH lồng ghép vào trong quy hoạch/kế hoạch SDĐ của địa phương, đây là bước tiến quan trọng giúp cho các hoạt động phát triển KT-XH thông qua thay đổi mục đích SDĐ được bền vững, góp phần bảo tồn ĐDSH? Ông đánh giá như thế nào về thành công này?


Ông Phạm Anh Cường: Nội dung “Tăng cường năng lực cấp tỉnh về lồng ghép các ưu tiên bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ” là một trong hai Hợp phần quan trọng của Dự án. Việc thực hiện nội dung này cũng là nhằm triển khai quan điểm chỉ đạo “Thực hiện lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành và địa phương” của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.


Để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, cần thiết phải xác định và có các quy định cụ thể về chỉ tiêu đất, chế độ quản lý và sử dụng các loại đất cho các mục đích này. Tuy nhiên, trong các văn bản QPPL về đất đai, các quy định về SDĐ trước đây có liên quan đến bảo tồn ĐDSH được đề cập chủ yếu thông qua chỉ tiêu đất rừng đặc dụng. Do đó, để phù hợp với các quy định của Luật ĐDSH và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn ĐDSH, Dự án (thông qua Tổng cục Môi trường) đã phối hợp với các Cục, đơn vị chức năng thuộc Tổng cục Quản lý đất đai tiến hành nghiên cứu và đề xuất nội dung liên quan đến quản lý đất đai có lồng ghép cho bảo tồn ĐDSH. Một số nội dung đã được các cơ quan soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật ĐĐ 2013 cân nhắc, xem xét và đưa vào trở thành các quy định để thi hành, cụ thể:


Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐĐ 2013 đã quy định chỉ tiêu “Đất khu bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH” trở thành một trong các chỉ tiêu SDĐ theo khu chức năng trong hệ thống chỉ tiêu SDĐ của QHSDĐ cấp tỉnh (Khoản b, Mục 2, Điều 7, Chương 3).


Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng SDĐ đã quy định chỉ tiêu “Đất khu bảo tồn thiên nhiên” và chỉ tiêu “Đất cơ sở bảo tồn ĐDSH” trở thành các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp (Điều 11) và được lập thành biểu riêng (biểu 08/TKĐĐ) trong hệ thống biểu kiểm kê đất đai.


Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã quy định cụ thể việc xác định diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất trong hệ thống biểu quy hoạch (biểu 03/CT, biểu 14/CT), quy định mã ký hiệu (KBT) và thể hiện ranh giới vị trí đất khu bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH trên bản đồ trong QHSDĐ cấp tỉnh.


Như vậy, có thể nói, việc lồng ghép nội dung ĐDSH vào quy hoạch/kế hoạch SDĐ đã có được những thành công bước đầu. Mặc dù chưa toàn diện và tổng thể (ví dụ: Chưa đưa được những quy định liên quan về chế độ SDĐ cho đất bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH), nhưng các quy định về đất đai dành cho bảo tồn ĐDSH đã được cụ thể hóa trong các văn bản QPPL về đất đai hiện nay sẽ hỗ trợ rất nhiều đối với công tác thống kê, kiểm kê đất đai và lập QH, KHSDĐ cấp tỉnh, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả quỹ đất dành cho bảo tồn ĐDSH.


Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Dự án như đã giới thiệu ở trên, Dự án cũng đã xây dựng cuốn tài liệu “Phương pháp luận và Hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo tồn ĐDSH vào QHSDĐ cấp tỉnh” và thí điểm áp dụng hướng dẫn này tại 02 tỉnh Lạng Sơn và Sơn La. Kết quả thử nghiệm thí điểm đã đề xuất các nội dung điều chỉnh, cân nhắc đến vấn đề bảo tồn ĐDSH khi điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ giai đoạn 2016 - 2020 của hai tỉnh. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ trình Lãnh đạo ban hành tài liệu hướng dẫn này để các địa phương khác có thể tiếp cận và áp dụng.


-Những kết quả đạt được của Dự án là rất quan trọng, tuy nhiên để bảo đảm tính bền vững và khả năng nhân rộng kết quả của Dự án trong thực tiễn và tương lai, theo ông thời gian tới chúng ta cần phải làm gì?


Ông Phạm Anh Cường: Để bảo đảm tính bền vững và khả năng nhân rộng các kết quả của Dự án, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện một số công việc như sau:


Thứ nhất, Tiếp tục triển khai các nội dung của Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg thông qua việc đẩy nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên đã được phê duyệt kèm theo Chiến lược tại các bộ, ngành có liên quan.


Tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn triển khai Chiến lược và các văn bản liên quan, trong đó: Ưu tiên củng cố vai trò và hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Kế hoạch hành động về ĐDSH tại địa phương; xác định rõ cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động ĐDSH của tỉnh; tổ chức xây dựng và công bố Kế hoạch hành động ĐDSH của địa phương và phân công rõ trách nhiệm trong từng nội dung hoạt động của Kế hoạch hành động ĐDSH cho các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức tại địa phương.


Xác định các ưu tiên về bảo tồn ĐDSH của tỉnh, để từ đó có kế hoạch huy động nguồn lực phù hợp là việc làm cần thiết nhằm phân bổ nguồn lực tài chính tương ứng và đáp ứng được yêu cầu.


Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin cho các sở, ban,  ngành, tổ chức xã hội, nghề nghiệp tại địa phương tăng cường để tạo sự đồng lòng, nhất trí trong công việc.


Thứ hai, hướng dẫn và nhân rộng kết quả thí điểm về lồng ghép các cân nhắc về bảo tồn ĐDSH trong QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ giai đoạn 2016-2020 của Sơn La, Lạng Sơn sang các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác.


Thứ ba, chủ động, tích cực nghiên cứu, thử nghiệm việc lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khác của quốc gia, các ngành và địa phương như chiến lược về biến đổi khí hậu, chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển xanh… để tổng hợp, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào các chiến lược, chính sách, QH, KH phát triển.


-Xin trân trọng cảm ơn ông!

ĐOÀN NGUYỄN (Thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI