»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:08:53 PM (GMT+7)

Sóc Trăng: Triển khai mô hình bảo tồn thủy sản giúp cân bằng sinh thái

(22:36:42 PM 14/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 14/2, tại ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức lễ thành lập mô hình bảo tồn loài thủy sản mang trứng. Đây là mô hình bảo vệ loài thủy sản mang trứng được thành lập đầu tiên trong tỉnh Sóc Trăng.


Ảnh IE


Cụ thể, mô hình sẽ trang bị lồng bè để ngoài sông, gần khu vực khai thác thủy sản của người dân, khi họ bắt được các loài thủy sản có trứng, họ sẽ thả vào đó chứ không đem về buôn bán hay sử dụng làm thực phẩm như trước. Hàng ngày, tổ tự quản sẽ cử thành viên đến kiểm tra và đem thả về tự nhiên các loài thủy sản mang trứng. Ông Triệu Thanh Phong - Tổ trưởng Tổ tự quản cho biết: Mô hình được hình thành và sẽ hoạt động với sự tự giác và ý thức của người dân trong việc bảo vệ các loài thủy sản trong khu vực mình khai thác và sinh sống. Việc thành lập mô hình bảo vệ các loài thủy sản mang trứng sẽ góp phần rất lớn cho sự bảo vệ các loài thủy sản đang bị khai thác cạn kiệt trên địa bàn có cơ hội phục hồi và phát triển, giúp cho quá trình tái tạo của các loài thủy sản được đảm bảo; đồng thời tránh được nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn thủy sản tự nhiên tại các khu vực người dân khai thác thủy sản.

Sau 5 tháng dày công gây dựng của cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, các tổ viên và cộng đồng ngư dân ấp Mỏ Ó, hiện tại trên địa bàn xã có 2 mô hình bảo vệ thủy sản mang trứng. Được biết, sau khi lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại ấp Mỏ Ó về việc phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND xã Trung Bình đã có quyết định thành lập 2 tổ tự quản cộng đồng quản lý mô hình "Bảo tồn các loài thủy sản mang trứng" với hơn 30 thành viên. Theo đó, tổ tự quản có nhiệm vụ quản lý mô hình; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn các loài thủy sản mang trứng, chính quyền địa phương sẽ chung tay cùng người dân trong việc duy trì mô hình; đồng thời sẽ tiến tới nhân rộng thêm sau khi đánh giá được tính hiệu quả của mô hình đầu tiên.

Với mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới này, hy vọng trong thời gian tới mô hình sẽ mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho người dân sinh sống trên địa bàn và việc nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tác động của người dân lên các nguồn lợi thủy sản; giúp cân bằng được việc khai thác và bảo tồn, tiến tới quá trình phát triển của cộng đồng dân cư sinh sống tại các vùng ven biển, ven sông.

Chanh Đa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sóc Trăng: Triển khai mô hình bảo tồn thủy sản giúp cân bằng sinh thái

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI