Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ tư, 30/10/2024, 00:30:37 AM (GMT+7)
‘Siêu’ dự án Khu đô thị Đại Ninh: Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi
(11:05:34 AM 01/07/2021)(Tin Môi Trường) - Trong kết luận thanh tra vừa ban hành của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, sử dụng đất đai tại tỉnh Lâm Đồng, dự án Khu đô thị Đại Ninh – “siêu” dự án có vốn đầu tư lên tới 25.000 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn-Đại Ninh đã bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi.
>> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Vingroup tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ >> Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường >> Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên >> Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
Một góc Khu đô thị-du lịch Đại Ninh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).
Được biết, dự án Khu đô thị-du lịch Đại Ninh nằm trên diện tích đất rộng hơn 3595ha, trong đó có trên 1.306 ha đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc các xã Phú Hội, Tà Hine, Ninh Loan và Ninh Gia của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Dự án do Công ty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn-Đại Ninh (Công ty Sài Gòn - Đại Ninh) là chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư lên tới 25.243 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư vào cuối năm 2010.
Dự án Khu đô thị-du lịch Đại Ninh được triển khai xây dựng từ năm 2010 - 2018 với 6 phân khu chức năng, quy mô dân số lưu trú thường xuyên hơn 19.700 người. Nhưng cho đến thời điểm giữa năm 2020, dù dự án đã triển khai được hơn một năm rưỡi mà các hạng mục chính của dự án hầu như chưa được xây dựng. Như vậy, trong suốt khoảng thời gian gần 1 thập kỷ, chủ đầu tư dự án chỉ xây được 15 nhà làm việc và nghỉ dưỡng cho chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân và khoảng 20 km đường nội bộ...
Ngày 22/4/2011 trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 953/QĐ-UBND, trong đó cho phép Công ty Sài Gòn - Đại Ninh được thuê 1.432,49 ha đất lâm nghiệp. Đến tháng 2/2012, tỉnh Lâm Đồng lại có quyết định 293/QĐ-UBND cho phép công ty này chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Khu đô thị-du lịch Đại Ninh. Tổng diện tích đất phải chuyển đổi mục đích là trên 323,8 ha; trong đó đất ở là 166,567 ha (áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất). Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp là trên 226 tỷ đồng. Sau khi miễn giảm 30% thuế, số tiền Công ty Sài Gòn-Đại Ninh phải nộp chỉ còn trên 158,23 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, sau khi được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Công ty Sài Gòn-Đại Ninh đã không tuân thủ các nghĩa vụ tài chính. Theo thông tin từ Cơ quan Thuế tỉnh Lâm Đồng, dù đã đôn đốc nhiều lần và yêu cầu nộp số tiền sử dụng đất, thế nhưng Công ty Sài Gòn-Đại Ninh vẫn không nộp khoản tiền này. Tính đến tháng 10/2018, số tiền phạt chậm nộp thuế đối với Công ty Sài Gòn-Đại Ninh đã lên tới trên 104 tỷ đồng. Công ty này thậm chí còn nợ số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng trên 6,66 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, đầu tháng 10/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng lại có Quyết định số 2020/QĐ-UBND về việc điều chỉnh nội dung của quyết định đã ban hành trước đây. Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chưa thực hiện việc chuyển mục đích sang đất ở đối với diện tích đất trên 166,56 ha vốn đã được chuyển mục đích từ năm 2012 của Công ty Sài Gòn-Đại Ninh. Theo đó, diện tích đất ở được chuyển đổi từ năm 2012 trở về trạng thái đất chuyên dùng và Công ty Sài Gòn-Đại Ninh không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với số tiền hàng trăm tỷ này.
Đáng chú ý, trong quá trình quản lý và sử dụng đất để triển khai dự án, chủ đầu tư Khu đô thị-du lịch Đại Ninh đã có hành vi vi phạm trật tự xây dựng khi xây dựng một công trình Hội trường không phép rộng khoảng 560m2, 15 căn nhà chuyên gia không có trong quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, không có giấy phép xây dựng…
Thanh tra Chính phủ đã cho rằng: "Việc UBND tỉnh Lâm Đồng không ra quyết định thu hồi đất là chưa thực hiện đúng quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013, thể hiện sự tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư trong quy hoạch đất, quy hoạch xây dựng".
Cũng theo kết luận thanh tra, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh hiện chưa lập hồ sơ tận thu lâm sản, chưa thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng và đền bù tài nguyên rừng mà đã tiến hành làm đường giao thông.
Thông tin từ Hạt Kiểm lâm Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trong phạm vi dự án xảy ra rất phổ biến nhưng hầu hết các vụ vi phạm đều không được chủ đầu tư kiểm tra, ngăn chặn, lập biên bản chuyển UBND các xã xử lý theo quy định; việc lập kế hoạch kiểm tra truy quét của Công ty này chỉ mang tính chất đối phó chứ không có lực lượng để chủ động thực hiện; thậm chí có dấu hiệu làm ngơ cho các đối tượng vi phạm.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng đã nêu, theo Giấy chứng nhận đầu tư, đến ngày 31/12/2018 dự án Khu đô thị-du lịch Đại Ninh đã hết hạn đầu tư. Nhưng qua xác minh của đoàn thanh tra, Công ty Sài Gòn-Đại Ninh có nhiều vi phạm, tiến độ không thực hiện đúng cam kết nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng và các ngành chức năng của tỉnh này đã không có cương quyết xử lý, chấm dứt hoạt động dự án theo quy định tại khoản 1, Điều 48 của Luật Đầu tư 2014.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm chính để xảy ra các vi phạm trên thuộc Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất Dự án xây dựng Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện Đức Trọng do Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn- Đại Ninh làm chủ đầu tư.
Ngọc Cương (T/c Ngày nay)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.