Chính sách - Dự án » Dự án
Khai thác bền vững đồng cỏ bàng Phú Mỹ kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương
(20:09:14 PM 30/03/2013)Sếu đầu đỏ về đồng cỏ bàng Phú Mỹ
Ban quản lý dự án tiếp tục đầu tư bảo tồn, phục hồi, khai thác hợp lý tài nguyên đồng cỏ bàng Phú Mỹ; bảo tồn, phát triển làng nghề thủ công đan lát truyền thống, giúp hộ dân sinh sống quanh khu vực dự án nâng cao đời sống và đặc biệt là bảo tồn loài chim Sếu đầu đỏ có ở nơi đây.
Dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương” triển khai thực hiện từ năm 2004 đến nay không những duy trì nguồn thức ăn dồi dào và môi trường sống thân thiện, lý tưởng cho Sếu đầu đỏ di trú về hàng năm tăng lên về số lượng mà còn góp phần giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn lao động nghèo, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer.
Cụ thể là năm 2004, Sếu đầu đỏ có ở nơi đây 5 - 6 con thì đến năm 2012 tăng lên 237 con, cho thấy vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ ngày càng trở thành nơi cư ngụ quan trọng cho Sếu đầu đỏ. Trong thời gian gần đây, ngoài đồng cỏ bàng Phú Mỹ là bãi đáp trú ngụ thường xuyên, loài chim quý hiếm này còn tìm bãi ăn và ngủ ở khu vực Nhà máy xi-măng Holcim (Kiên Lương); khu Hàng Bùn, phường Đông Hồ (thị xã Hà Tiên) và khu Lung Lớn, xã Kiên Bình (Kiên Lương).
Tiếp đến, dự án đã đào tạo nghề cho hơn 500 công nhân thành thạo kỹ thuật đan giỏ xách, nón và may các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp từ nguyên liệu cỏ bàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Dự án còn tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động đan đệm thô tại nhà có thu nhập ổn định, giữ gìn và phát huy nghề đan đát truyền thống, phát triển làng nghề của địa phương.
Theo Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, trên vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ, tỉnh đang tập trung xây dựng dự án “ Thành lập Khu bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ”, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên bảo tồn đồng cỏ bàng duy nhất còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long và duy trì số lượng Sếu đầu đỏ về đây hàng năm nhiều hơn. Tổng diện tích khu bảo tồn 2.895 ha, trong đó có 1.200 ha đồng cỏ bàng hiện tại được quy hoạch là vùng lõi và còn lại 1.695 ha là vùng đệm. Theo đó, vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt và là vùng phục hồi sinh thái đa dạng sinh học. Vùng đệm tập trung phát triển an sinh xã hội cho cộng đồng dân cư, gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông - lâm - ngư, chăn nuôi, khai thác dịch vụ, du lịch…
Đồng cỏ bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành là một dạng đất ngập nước nguyên thủy còn sót lại diện tích 753 ha, lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đặc trưng nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa và thực vật thích nghi chính yếu là cây cỏ bàng. Qua khảo sát ban đầu của ngành chức năng, nơi đây có 6 kiểu thảm thực vật đặc trưng gồm: bàng - mồm mốc, bàng - năng, năng nỉ, năng ngọt, tràm và ruộng lúa. Ngoài ra còn có nhiều loài phiêu sinh thực vật và động vật, động vật đáy, nhện, côn trùng thủy sinh, lưỡng cư bò sát. Cá có 23 loài thuộc 9 họ và 4 bộ. Chim có 132 loài thuộc 42 họ, với một số loài có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn do chúng nằm trong danh sách các loài bị đe dọa như: Đa đa, Gà gô, Cu xanh đầu xám, Giẽ giun Á châu, Choắt mỏ thẳng đuôi đen, Choắt bụng xám, Nhàn, Cắt lớn và đặc biệt Sếu đầu đỏ, Sếu cổ trụi là loài đang có nguy cơ tiệt chủng ở cấp độ toàn cầu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai thác bền vững đồng cỏ bàng Phú Mỹ kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.