Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ hai, 25/11/2024, 20:15:38 PM (GMT+7)
Hội thảo quốc tế đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe con người
(16:28:15 PM 19/12/2017)(Tin Môi Trường) - Ngày 19/12, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành – ICISE, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe con người nhằm phục vụ quản lý môi trường. Hội thảo có sự tham gia của 40 nhà khoa học đến từ các quốc gia: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam.
>> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Ảnh minh hoạ: IE
Hội thảo diễn ra đến ngày 21/12, với 20 chuyên đề, tham luận, trong đó có những tham luận của các chuyên gia môi trường hàng đầu thế giới như: Giáo sư Bryan Brooks (Đại học Baylor, Mỹ), Giáo sư Mickey Taylor (Đại học Georgia, Mỹ), Giáo sư Hoàng Chung Thẩm (Đại học Loyola, Chicago, Mỹ), cùng với các chuyên gia đến từ Hội Hóa học và Độc học thế giới, Hội Hóa học và Độc học khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Môi trường Mỹ, Bộ Năng lượng và Môi trường Australia, Viện Nghiên cứu môi trường nông nghiệp Nhật Bản…
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo lần này còn có các chuyên gia, nhà quản lý đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trường đại học lớn trong nước và hai tỉnh Bình Định, Hà Tĩnh.
Giáo sư Ross Smith, Chủ tịch Hội Hóa học và Độc học thế giới cho biết, hội thảo lần này được sự gợi ý của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà, hướng đến thảo luận các vấn đề giải quyết môi trường trước mắt và đào tạo nguồn nhân lực nhằm quản lý môi trường phục vụ con người trong tương lai.
Tiến sỹ Kuan Chun Lee, Hội Hóa học và Độc học khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là thúc đẩy các biện pháp khoa học quản lý về môi trường, chất lượng môi trường; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào tiêu chuẩn cũng như để quản lý môi trường.
Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp đã phát sinh nhiều vấn đề về môi trường; đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị lớn, môi trường đang bị uy hiếp. Trong khi đó, sự phát triển chậm của các ngành khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đã hạn chế sự hiểu biết về ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến môi trường, gây khó khăn cho việc xây dựng quy chuẩn và quản lý môi trường. Điều này có thể thấy rõ trong ngành độc học môi trường. Nếu không khắc phục được thực trạng này, có thể dẫn đến tình trạng môi trường bị quá tải và các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng nghiêm trọng.
Hội thảo nhằm chia sẻ cho Việt Nam những kinh nghiệm từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới, Bộ Môi trường Mỹ, Bộ Năng lượng và Môi trường Australia, Nhật Bản… Viện nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành IFIRSE (thuộc Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành – ICISE) đang có kế hoạch xây dựng một chương trình hợp tác nghiên cứu, huấn luyện và đào tạo về lĩnh vực này cho Việt Nam nhằm phục vụ cho việc quản lý môi trường tại Việt Nam tốt hơn trong tương lai.
Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 13, do Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức. Trong năm 2017, Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành – ICISE đã tổ chức 14 hội nghị, hội thảo quốc tế cùng 5 lớp học chuyên ngành vật lý. Các sự kiện đã thu hút hàng trăm nhà khoa học hàng đầu và các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, mang lại những hiệu quả lớn trong nghiên cứu khoa học.
Phạm Kha
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.