Chính sách - Dự án » Dự án
Thứ bảy, 18/01/2025, 08:06:12 AM (GMT+7)
Hai dự án KDC Cầu Đò và Mỹ Phước 4B đều chưa được phép huy động vốn
(16:14:27 PM 08/05/2020)(Tin Môi Trường) - Đó là xác nhận của Sở Xây Dựng tỉnh Bình Dương, được đăng tải chính thức trên cổng thông tin điện tử của Sở này vào cuối tháng 4 vừa qua. Như vậy, việc Công ty Thuận Lợi đã thực hiện huy động vốn từ hàng ngàn khách hàng tại 2 dự án KDC Cầu Đò và KDC Mỹ Phước 4 - khu B là hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong một thời gian dài.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
Chuyên “xé rào” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi
Theo ghi nhận của PV, Công ty CP đầu tư và phát triển Thuận Lợi (Công ty Thuận Lợi) đã tiến hành huy động vốn bằng hình thức ký hợp đồng góp vốn đầu tư với hàng ngàn khách hàng tại KDC Cầu Đò (xã An Điền, TX. Bến Cát) và KDC Mỹ Phước 4B (P. Mỹ Phước, TX. Bến Cát) từ nhiều năm trước. Thậm chí, dù chưa được cấp phép kinh doanh, nhưng Công ty Thuận Lợi đã không chỉ bán nền mà còn cho phép khách hàng xây nhà tại 2 dự án này.
Trung tuần tháng 4/2020, trong vai khách hàng tìm mua nền tại dự án KDC Cầu Đò, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những căn nhà mọc lên trên những nền đất chưa được cấp sổ đỏ. Cạnh đó là vài căn nhà khác cũng đang thi công rầm rộ, có căn bị bỏ dở khi sắp hoàn thiện.
Ghé vào một căn nhà nằm trong dãy nhà đã xây dựng hoàn thiện và có người cư ngụ, chúng tôi được một người đàn ông tên D chia sẻ nhiều thông tin về hoạt động mua bán rầm rộ tại dự án này. Theo ông D, gia đình ông và những người hàng xóm ở đây đã mua nền dự án từ nhiều năm trước và được chủ đầu tư là Công ty Thuận Lợi cho phép xây nhà, rồi dọn về ở từ năm ngoái.
“Thời hạn cấp sổ đỏ từng nền cho chúng tôi theo hợp đồng đã quá từ lâu, dù rất trong mong để có thể cầm trên tay giấy chủ quyền, nhưng chủ đầu tư khất hết lần này đến lần khác với nhiều lý do, biết làm sao được. Công ty Thuận Lợi bảo chúng tôi phải xây nhà rồi mới được cấp sổ vì theo quy hoạch là như vậy. Nhưng mới đây, công ty lại thông báo phải sang đến năm 2021 mới có thể cấp sổ cho khách hàng, vì dự án đang vướn với cái công trình bờ kè sông Thị Tính”, ông D chỉ tay về phía đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ cạnh bờ kênh sông Thị Tính nói.
Ông D cho biết thêm, hiện ông cũng kiêm luôn nghề môi giới, nhận ký gửi, mua bán đất nền trong dự án Cầu Đò này để kiếm lời. “Hiện tại đất nền của dự án đã được Công ty Thuận Lợi bán sạch, nếu muốn mua, thì chúng tôi phải mua lại của các khách hàng đã mua trước. Và giá cả mỗi m2 đất hiện nay thấp nhất khoảng 17 triệu đồng, các anh cần mua lô nào thì để lại số điện thoại, tôi sẽ hỏi chủ đất và gọi lại”, ông D vạch tờ bản đồ dự án xốt xắn tư vấn.
Nhìn hình ảnh ông D hồn nhiên tư vấn mua bán nền dự án và tiếp tục đợi chờ sổ đỏ, buộc xuôi theo lời “hứa lèo” của Công ty Thuận Lợi, chúng bỗng chột dạ xót xa cho sự mỏi mòn đợi sổ đất của ông và hàng ngàn khách hàng khác. Bởi, sự thật là chủ đầu tư dự án KDC Cầu Đò (Mega City) là công ty Thuận Lợi đã mang nhiều sổ đỏ của dự án “cắm” cho ngân hàng, thì làm sao có thể tách thửa, cấp sổ đỏ từng nền cho khách hàng như lời công ty này đã hứa hẹn được?
Cụ thể, ngày 15 tháng 5 năm 2017, công ty Thuận Lợi do bà Nguyễn Thị Nhung (thành viên Hội đồng quản trị) đại diện đã đem Sổ đỏ của 24 lô đất với tổng diện tích 110.693m2 (hơn 11ha) trong dự án Cầu Đò, làm tài sản thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay giữa Công ty địa ốc Kim Oanh và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (Vietcombank Bình Dương).
Theo đó, hơn 11ha của 24 lô đất được Vietcombank Bình Dương định giá hơn 143 tỷ đồng, để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: “bao gồm tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ thuộc bất kỳ loại nào mà khách hàng là Công ty CP DV TM&XD Địa ốc Kim Oanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3701484957) phải trả cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán theo thoả thuận kể cả nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt, các khoản bồi hoàn, phát sinh theo các hợp đồng tín dụng: số 065K16, số 076B16 ký ngày 22/9/2016 và số 007B17 ký ngày 23/01/2017 giữa Công ty Địa ốc Kim Oanh và Vietcombank Bình Dương”.
Theo thông báo số 27/2020/CV-TL ngày 28/2/2020 của Công ty Thuận Lợi gửi cho khách hàng thì dự án KDC Cầu Đò được UBND TX. Bến Cát phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 11/7/2017. Như vậy, trước khi dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, số phận 11ha đất của dự án đã tạm nằm trong két sắt của Vietcombank.
Chưa dùng lại ở đó, ngày 12/6/2019, Công ty Thuận Lợi tiếp tục mang 6 lô đất tại dự án KDC Cầu Đò có tổng diện tích 26.018,3m2, gồm các Quyền sử dụng đất (QSDĐ) CH413602; QSDĐ số CH 413642; QSDĐ số CH 413625; QSDĐ số CH 413628; QSDĐ số CH 413635; QSDĐ số CH 413667 thế chấp cho cá nhân bà H.T.T.A vay tiền, hợp đồng vay này được ký ngày 12/6/2019 tại Văn phòng Công chứng Thành phố mới Bình Dương.
Như vậy, với tổng diện tích của 30 lô đất là 136.711,3m2 đất ở mà công ty Thuận Lợi đã đem thế chấp, nếu tính bình quân một nền đất có diện tích 80m2, thì có tới 1.708 nền đất đã bị mang đi “cắm”.
Còn tại dự án KDC Mỹ Phước 4B, hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Thuận Lợi còn nghiêm trọng hơn nữa, khi công ty này còn dám “xẻ thịt” bán luôn cả hơn 7.500m2 đất công. Hành vi có dấu hiệu gian dối, lừa đảo, vi phạm pháp luật này của Công ty Thuận Lợi đã bị chính quyền lập biên bản chờ xử lý, khách hàng làm đơn tố cáo đến các cơ quan công an. 02 khách hàng bị thiệt hại nặng nề và gặp nhiều phiền toái, cuộc sống gia đình đảo lộn do bị Công ty Thuận Lợi dụ bán đất công là ông Huỳnh Đức Anh và bà Trần Thị Xuý đã gửi đơn tố giác “hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công ty Thuận Lợi đến Cơ quan Công an tỉnh Bình Dương và C01, Bộ Công An.
Sau khi báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm đã gửi công văn đề nghị Công an tỉnh này xử lý liên quan đến việc Công ty Thuận Lợi tự ý phân lô, bán nền trên diện tích hơn 7.551m2 đất công khi chưa được phép tại dự án Khu dân cư Mỹ Phước 4-Khu B phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát.
Nội dung công văn ghi: “Ngày 6/12, UBND thị xã Bến Cát có tờ trình số 202/TTr-UBND về việc xử phạt vị phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và lĩnh vực đất đai đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thuận Lợi với hành vi thi công xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hợp pháp trên diện tích 7.551,1 m2 thuộc thửa đất số 1441, tờ bản đố số 59, tọa lạc phường Mỹ Phước theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CQ01054.
Tuy nhiên, hiện nay Công an tỉnh đang thụ lý đơn tố giác Công ty Cổ phần Đâu tư phát triển Thuận Lợi liên quan đến khu đất trên. Để kịp thời xử lý vi phạm theo đề nghị của UBND thị xã Bến Cát, đồng thời đảm bảo các quy định pháp luật, đề nghị Công an tỉnh nhanh chóng xử lý nội dung đơn và có ý kiến để UBND tỉnh thực hiện xử lý theo quy định”.
Liên quan đến vấn đề trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đã thông báo về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gửi VKSND tối cao. Thông báo cho biết, C01 tiếp nhận, giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm của ông Huỳnh Đức Anh và bà Trần thị Xuý tố cáo Công ty Thuận Lợi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án khu dân cư Mỹ Phước 4.
“Căn cứ các điều 36, 145 và 146 Bộ Luật tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiến hành kiểm tra, xác minh đối với tố giác, tin báo về tội phạm nêu trên” thông báo nêu rõ.
Chính quyền bất lực, hay chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe?
Vì sao Công ty Thuận Lợi có thể qua mặt chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong một thời gian dài? Chính quyền có tiêu cực hay bất lực trước thế lực nào đó “chống lưng” cho Công ty Thuận Lợi? Hay các quy định chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh BĐS và trực lợi đất công? Đó là những câu hỏi mà dư luận và xã hội đang chờ câu trả lời thoã đáng từ chính quyền, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương trong vấn đề xử lý nghiêm các sai phạm của Công ty Thuận Lợi gây ra trên địa bàn tỉnh.
Được biết, Công ty Thuận Lợi do ông Nguyễn Thuận là người đại diện pháp luật, đồng thời là một thành viên nòng cốt của Công ty BĐS “gia đình” Kim Oanh Group hiện đang dính líu đến nhiều “lùm xùm” tai tiếng trong hàng loạt các dự án BĐS trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Các công ty thành viên nòng cốt của Kim Oanh Group là Công ty địa ốc Kim Oanh do bà Đặng Thị Kim Oanh (vợ hợp pháp của ông Nguyễn Thuận) làm chủ, Công ty Thuận Lợi và Công ty CP đầu tư xây dựng công nghiệp Nam Kim (do con gái của ông Thuận, bà Oanh là Nguyễn Thị Nhung) nắm quyền. Bộ 3 công ty gia đình này đã hình thành nên một “liên minh” rối rắm, vướn hàng loạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS, tín dụng… đã bị rất nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tỉnh Bình Dương phanh phui, chỉ rõ.
Thiết nghĩ, việc xử lý nghiêm, rốt ráo các sai phạm mà Công ty Thuận Lợi đã “lộng hành” thực hiện trong một thời gian dài, tại nhiều dự án, là vấn đề quan trọng mà chính quyền các địa phương có sai phạm của doanh nghiệp này cần sớm thực hiện. Nhất là xử lý “tới nơi, tới chốn” các sai phạm gây bức xúc trong dư luận xã hội tại hai dự án KDC Cầu Đò và KDC Mỹ Phước 4B. Qua đó, thể hiện rõ vai trò quản lý nghiêm minh của chính quyền địa phương và nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần phải quyết tâm xử lý theo thẩm thẩm quyền để làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư, kinh doanh BĐS, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, nhà đầu tư chân chính, tránh để những hệ luỵ khó lường xảy ra, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững và tình hình an ninh, trật tự của địa phương.
ĐÀO VĂN HỘI
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.