Chính sách - Dự án » Dự án
Dự án nạo vét sông MeKong - Chính phủ Cambodia bật đèn xanh
(19:31:23 PM 18/06/2011)
Một người dân đánh cá trên bờ sông Mekong. Ảnh: britannica.com.
Tập đoàn Đầu tư Phát triển Địa phương Huynh Đệ (BIG) đã được Cảng Tự trị Phnom Penh và hai bộ trong chính phủ cho phép nạo vét lòng Sông Mekong và xây dựng kè dọc theo bờ sông, trong một dự án lớn nhằm làm cho đường thuỷ dễ dàng đi lại hơn cho tàu thuyền lớn.
Nhưng các nhà bảo tồn nói hoạt động tốn 300 triệu dollar Mỹ chưa khảo sát kỹ lưỡng ý kiến công chúng và, dường như, chưa hội đủ thẩm quyền cho phép từ chính phủ.
BIG giành được giấy phép từ Bộ Tài nguyên Nước&Công trình Công cộng và Bộ Giao thông cũng như từ cảng, nơi sẽ “quản dự án này phối hợp với BIG”, theo một tài liệu được ký bởi giám đốc cảng Hei Bavy.
“Kế hoạch phát triển... sẽ biến vùng này thành một vùng kinh tế”, tài liệu cho biết. “Đặc biệt nhằm ngăn hiểm họa từ lũ lụt trong mùa mưa”.
Một lá thư khác được ký bởi Phó Thủ tướng Seng Lim Nauv cho hay Tập đoàn Huynh Đệ sẽ “quản lý và mở rộng vùng hoạt động cảng từ Chaktomuk tới Neak Leung và Chaktomuk - Tonle Bat dọc theo Sông Mekong”.
Một lá thư thứ ba được ký bởi Chủ tịch Thượng Nghị viện Chea Sim nói rõ rằng dự án sẽ bao gồm “phát triển một tường chắn để ngăn chặn xói mòn đang diễn ra trên Sông
Dự án sẽ nhận được sự hỗ trợ từ công ty Nhật Bản Liên kết Thế giới (World Link Japan) và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, theo một số tài liệu.
Nhưng một quan chức từ một nhóm bảo tồn thiên nhiên hàng đầu nói các tổ chức dân sự và môi trường không được thông báo tin về dự án nạo vét sông này.
Quan tâm số một của chúng tôi là cải thiện cuộc sống của nhân dân với dự án này.
“Chúng tôi nghe đồn về một hoạt động nạo vét nhưng chưa hề được thông báo điều gì cho tới thời điểm này. Một dự án - với quy mô như vậy - rõ ràng cần có sự tham khảo ý kiến của công chúng”, quan chức giấu tên nói, “Chúng tôi biết có một kế hoạch lớn hơn để nạo vét Sông Mekong nhằm hỗ trợ công nghiệp mỏ ở miền bắc và cho phép những tàu chở hàng lớn đi qua dòng sông. Chưa có sự minh bạch xung quanh dự án này”.
Những tài liệu mà Bưu Điện (Post, tờ nhật báo lâu đời và toàn diện nhất ở Cambodia) phản ánh cho thấy không có giấy phép từ Bộ Môi trường, cơ quan mà nhà bảo tồn nói phải được hỏi ý kiến đối với một dự án liên quan đến các hoạt động nạo vét lớn ở Sông Mekong.
Một phát ngôn viên của Kennertec, công ty mỏ Hàn Quốc có chi nhánh ở Tỉnh Preah Vinhear, nói các kế hoạch đã được thực hiện để nạo vét Sông Mekong nhưng những dự án này liên quan đến Tập đoàn Hyundai chứ không phải BIG.
Chủ tịch của BIG, Davi Chanaiwa, không có mặt để bình luận nhưng, trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông nói công ty của ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng tác động môi trường của kế hoạch nạo vét, và đã thực hiện một đánh giá tác động môi trường.
“Quan tâm số một của chúng tôi là cải thiện cuộc sống của cư dân với dự án này”, ông nói xói mòn từ nạo vét dòng sông là quan tâm nghiêm túc đối với công ty của ông và ông thúc giục chính phủ cấp 300 triệu dollar để củng cố lại bờ sông.
Giám đốc Cảng Hei Bavy nói trong một phỏng vấn trước đó, cảng sẽ hợp tác với chính phủ và các công ty tư để nạo vét Sông Mekong. Dự án sẽ bao gồm việc đào một con kênh dài bảy mét và làm sạch khoảng năm triệu mét khối cát, ông nói với tờ Bưu Điện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
- Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum
- Đồng Nai báo cáo: Aqua City có nhiều dự án, hạng mục xây không phép, không phù hợp quy hoạch
- Novaland lên tiếng sau khi Công an TP HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án Aqua City
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ dự án điện gió
- Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng
- Ninh Thuận: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư
- Dự án ở Quảng Ngãi từ 60 tỉ đồng “phình to” lên 1.500 tỉ đồng
- Đắk Nông:Một dự án nông lâm nghiệp để mất hơn 400 ha rừng tự nhiên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.