»

Thứ sáu, 22/11/2024, 14:30:36 PM (GMT+7)

Dự án bảo tồn nguồn gen cây thuốc của người Dao và cải thiện sinh kế cộng đồng

(15:10:46 PM 18/01/2018)
(Tin Môi Trường) - Báo cáo kết quả Dự án bảo tồn nguồn gen cây thuốc của người Dao và cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua dịch vụ tắm lá thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc ở xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) của Trung tâm CREDEF . Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

"Góp phần bảo tồn nguồn gen cây thuốc của người Dao cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua dịch vụ tắm lá thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc ở xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang)" - TSKH. Trần Công Khánh, TS. Trần Văn Ơn - Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP/GEF-SGP). Chương trình tài trợ các dự án nhỏ  tại Việt Nam.

 
Mã số dự án: VNM/SGP/OP5/Y4/STAR/2015/05
 
Thời gian thực hiện: 24 tháng. Chính thức bắt đầu từ tháng 3/2016
 
Dự[-]án[-]bảo[-]tồn[-]nguồn[-]gen[-]cây[-]thuốc[-]của[-]người[-]Dao[-]và[-]cải[-]thiện[-]sinh[-]kế[-]cộng[-]đồng[-]t
Khởi động dự án Quản Bạ
 
Tổ chức điều hành:
 
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP)
 
 
Tổ chức phối hợp: 
 
- Hợp tác xã cộng đồng Nậm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang)
 
-  Bộ môn Thực vật (Trường ĐH Dược Hà Nội) & Công ty TNHH MTV Dược khoa:   Tư vấn kỹ thuật
 
-  UBND huyện Quản Bạ & xã Quản Bạ: Phối hợp triển khai xây dựng và vận hành các quy chế liên quan đến rừng.
 
 
1. Giới thiêu chung:
 
Huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) được xác định là một trong những huyện trọng tâm phát triển du lịch cộng đồng theo Quyết định số 1646 ngày 20/08/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nhằm phát triển thành khu du lịch quốc gia, đáp ứng mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị địa chất toàn cầu cho phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh. Việc phát triển dược liệu nằm trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang, Vườn bảo tồn cây thuốc quốc gia dự kiến sẽ được triển khai trên địa bàn xã Quản Bạ, là cửa ngõ đi vào Cao nguyên đá Đồng Văn, nhằm cung cấp dược liệu cho các công ty thuốc Đông dược. Ngoài ra, Quản Bạ cũng là địa phương nhận được nhiều chính sách ưu tiên trong Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo thuộc vùng 30A.
 
Nội dung chính của dự án là: Góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen cây thuốc và tri thức bản địa về thuốc tắm của người Dao ở địa phương, thông qua dịch vụ tắm lá thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc, trên cơ chế chia sẻ lợi ích một cách công bằng và hợp lý, được triển khai ở thôn Nậm Đăm (xã Quản Bạ), nơi có 47 hộ gia đình, với 235 nhân khẩu người dân tộc Dao Chàm; nơi còn giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và nét sinh hoạt truyền thống. Những ngôi nhà ở đây đều trình tường, mộc mạc, đậm nét văn hóa, kiến trúc của dân tộc Dao. Hiện nay, dịch vụ du lịch cộng đồng tại đây đã được chú ý phát triển (Nậm Đăm là một trong 5 làng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch của Việt Nam). Điểm đặc biệt là cộng đồng người Dao ở thôn Nậm Đăm có kinh nghiệm sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe dưới dạng tắm, gọi là tắm lá thuốc. Nậm Đăm có nhiều sản phẩm du lịch mang tính truyền thống và hiện tại đã có nhiều du khách biết đến các sản phẩm du lịch của làng văn hóa thôn Nặm Đăm. Tuy nhiên, cơ sở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao tại thôn Nậm Đăm còn sơ sài, nhiều trang thiết bị chưa đạt yêu cầu và hầu như chưa được quảng bá nhiều. 
 
 2.  Mục tiêu của dự án: Trước thực trạng đó, dự án có các nội dung sau: 
 
(i) Góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen cây thuốc và tri thức bản địa trong cộng đồng; 
 
(ii) Tổ chức dịch vụ tắm lá thuốc một cách chuyên nghiệp tại HTX Nậm Đăm;  
 
(iii) Hỗ trợ tổ chức thu hái bền vững các cây thuốc trong rừng theo tiêu chuẩn của GACP; 
 
(iv) Nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cây thuốc địa phương; 
 
(v) Thí điểm thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích một cách công bằng và hợp lý (ABS) thu được từ hoạt động tắm lá thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc ở địa phương. 
 
3. Những việc đã làm trong thời gian qua:
 
3.1. Điều tra và đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn xã Quản Bạ. Kết qủa điều tra cho thấy cộng đồng người Dao ở xã Quản Bạ biết sử dụng 59 loài cây cỏ làm thuốc tắm, thuộc 30 họ thực vật, trong 3 ngành khác nhau, gồm: Cỏ tháp bút (1 loài), Hạt trần (2 loài) và Hạt kín (42 chi), với 6 dạng sống khác nhau, phân bố chủ yếu ở rừng nguyên sinh bị tác động và rừng thứ sinh. 
 
- Về tri thức sử dụng: Người Dao ở xã Quản Bạ sử dụng 7 bộ phận khác nhau của cây cỏ, cho 16 chứng bệnh khác nhau. Có 13 loài được xác định là có mức độ sử dụng lớn nhất. Có 7 loài cây thuốc tắm cần trồng là Thanh phong, Xú hương, Vi hoàng, Sẹ lá đỏ, Sói rừng, Cơm cháy và Kinh giới rủ.
 
3.2. Xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức các khóa tập huấn cho cộng đồng, các thành viên trong HTX và tổ dịch vụ về (i) Quy trình thu hái bền vững cây thuốc trong rừng theo tiêu chuẩn GACP và theo quy định của pháp luật hiện hành, (ii) Quy trình dịch vụ tắm lá thuốc người Dao cho tổ dịch vụ. 
 
3.3. Tổ chức đêm truyền thông kết hợp với hoạt động văn hóa tại địa phương với nội dung tuyên truyền về bảo tồn tri thức bản địa và phát triển bền vững cây thuốc trong thiên nhiên. Phát động phong trào và tổ chức cuộc thi cho học sinh lớp 7 về bảo vệ nguồn tài nguyên  cây thuốc tại địa phương.
 
3.4.   Đã xây dựng được vườn ươm khoảng 200 cây thuốc. Đây là nơi sản xuất giống cây thuốc cung cấp bổ sung cho xã viên (hộ gia đình) để trồng và bảo tồn nguồn gen. Trồng 05 cây thuốc qúy hiếm như Hà thủ ô đỏ, Bình vôi đỏ, Kim ngân, Cơm cháy và cây thuốc tắm chính. Tổ chức tập huấn qui trình nhân giống cây tại vườn ươm; hoàn thành bộ tài liệu về kỹ thuật ươm trồng cây thuốc.
 
3.5. Nghiên cứu phát triển và sản xuất từ 1-2 sản phẩm tinh dầu từ thảo dược có nguồn gốc từ bài thuốc tắm để phục vụ cho dịch vụ tắm lá thuốc và bán cho khách du lịch.
 
3.6. Dự án đã cải tạo cảnh quan cho khu dịch vụ tắm, mua sắm các dụng cụ, thiết bị cần thiết như lắp đặt bình nóng lạnh, hệ thống ống nước, thùng tắm, vv., và xây dựng mới khu sản xuất thuốc tắm, hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống cây thuốc cho HTX Nặm Đăm.
 
3.7. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích một cách công bằng và hợp lý (ABS) giữa các thành viên trong HTX và các tổ chức liên quan như hội phụ nữ và hội nông dân, tổ chức ký cam kết cho các thành viên và các bên tham gia, theo dõi và điều chỉnh cơ chế nếu chưa phù hợp.
 
3.8. Các hoạt động truyền thông:  Lập trang Facebook, làm tờ rơi cho các hoạt động của dự án, thiết kế, lắp đặt các pano quảng bá hình ảnh của dịch vụ tắm lá thuốc tại HTX Nặm Đăm; xây dựng clip ngắn về hoạt động bảo tồn cây thuốc tắm và tổ chức dịch vụ tắm tại HTX Nặm Đăm, tổ chức các buổi tham quan cho các em học sinh lớp 7 tại HTX và vườn ươm của HTX để giáo dục thế hệ trẻ, tổ chức đêm truyền thông kết hợp sinh hoạt văn hóa cho thanh niên xã Quản Bạ để tuyên truyền về bảo tồn nguồn  tài nguyên cây thuốc tại địa phương.
 
4. Kết luận:
 
- Đến nay, dự án:“Góp phần bảo tồn nguồn gen cây thuốc người Dao cải thiện sinh kế thông qua phát triển dịch vụ tắm lá thuốc phục vụ du lịch cộng đồng và các sản phẩm từ cây thuốc ở xã Quản Bạ - Hà Giang”  đã đi được một chặng đường và bước vào giai đoạn cuối chuẩn bị cho hoạt động tổng kết dự án. Dự án đã để lại những thành quả không nhỏ đối với cộng đồng. Bà con địa phương đã biết cách thu hái cây thuốc tắm từ rừng theo quy trình, thay đổi nhận thức, có sự quản lý, theo dõi và có ý thức bảo tồn nguồn gen cây thuốc. Việc tổ chức phục vụ tắm lá thuốc tại đây đã được nâng cấp lên quy mô cao, cảnh quan đẹp, thuốc tắm nấu theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, có sổ sách theo dõi, có cải tiền, cách thức phục vụ tắm cũng được tập huấn và chuyên nghiệp hơn. Người dân địa phương đã biết tự quảng bá dịch vụ tắm của mình qua trang Facebook mà dự án đã hỗ trợ thiết lập và quản lý. Đặc biệt, các học sinh lớp 7 trên địa bàn, các tầng lớp thanh niên, phụ nữ  nông dân đều được lôi cuốn vào dự án với những hoạt động khác nhau. Điểm thành công của Dự án là đã lựa chọn được cộng đồng hưởng lợi với hạt nhân là một HTX có tư cách pháp nhân rõ ràng nên các cam kết được thực hiện theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm. Các kết quả của Dự án vì thế cũng sẽ được suy trì và phát triển thông qua sự lớn mạnh của HTX.  
 
- Trong quá trình thực hiện dự án, BĐH đã nhận thức được sự quan trọng trong việc lựa chọn tổ chức hưởng lợi từ dự án, đây là khâu quyết định sự thành công và tính bền vững của dự án. Lựa chọn các tổ chức có tư cách pháp nhân để cam kết hoạt động và duy trì hoạt động, trong tình huống không có sẵn, các dự án có thể tận dụng các tổ chức có liên quan hoặc thuộc sự quản lý của một tổ chức xã hội như hội nông dân, thanh niên hay phụ nữ địa phương để đảm bảo sự cam kết và tính bền vững. Bên cạnh đó, việc thành lập BĐH địa phương vừa hỗ trợ BĐH triển khai các hoạt động của dự án, đồng thời, khi dự án kết thúc, họ có thể tiếp tục theo dõi sự phát triển của dự án và quản lý hiệu quả.
 
 5. Ý kiến của Giám sát độc lập của dự án:
 
Nhìn chung, dự án đã tác động tích cực đến đời sống của cộng đồng thôn Nậm Đăm (xã Quản Bạ).
 
-Đã xây dựng được vườn ươm trồng 05 giống cây thuốc qúi hiếm; Tổ chức tập huấn qui trình nhân giống tại vườn ươm; hoàn thành bộ tài liệu về QTKT ươm trồng cây thuốc. Số hộ gia đình tăng trở lại 22 hộ (giai đoạn từ khi thực hiện dự án đến nay). Các hoạt động của dự án thu hút rất nhiều phụ nữ dân tộc, tỷ lệ phụ nữ tham gia  các hoạt động của Dự án là 70-90%.
 
- Qua báo cáo, khảo sát phỏng vấn xã viên cho thấy giai đoạn thực hiện dự án doanh thu của HTX tăng cao. Cụ thể: Doanh thu từ sản xuất cao actiso đạt 100 trđ/tháng; Dịch vụ tắm lá thuốc đạt doanh thu 20 trđ/tháng (trên 200 lượt khách đến tắm). Như vậy có thể nhận định được tác động tích cực từ khi thực hiện dự án đến nay: Đã tác động tăng thu nhập, tạo nhiều việc làm cho 50 hộ (toàn thôn)/khoảng 400 nhân khẩu. Thành viên vào hợp tác xã tăng dần trở lại, góp phần giải quyết việc làm cho 10-20 lao động tại địa phương. Điều đó khẳng định tác động dự án là rất tích cực đến cộng đồng thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ.
 
- Dự án đã triển khai được vườn ươm khoảng 200 cây thuốc. Hiện tại vườn ươm đã trồng được 05 loài: Hà Thủ ô đỏ; Bình vôi đỏ; Kim ngân; Cơm cháy; Cây thuốc tắm chính... cơ bản đúng mục tiêu dự án. Đây là nguồn sản xuất giống cây thuốc cung cấp bổ sung cho xã viên (hộ gia đình) để trồng, khai thác và sinh lợi, bảo tồn. Đồng thời, Dự án đã cung cấp tài liệu, tập huấn cho nhân dân thôn Nậm Đăm, nâng cao nhận thức, năng lực thu hái bền vững cây thuốc trong rừng tự nhiên và trồng bảo vệ tại nhà một cách tự nguyện, đúng pháp luật qui định hiện hành.
 
 - Thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý (ABS) trong hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ bài thuốc tắm người Dao ở Nậm Đăm: Đây là nội dung khá lớn bao gồm 05 hoạt động cụ thể như: Xây dựng qui chế giữa các thành viên HTX về chia sẻ lợi ích và đảm bảo sự hài hòa trong cộng đồng thôn Nậm Đăm; Quảng bá và lan tỏa hình ảnh dịch vụ tắm lá thuốc; Nâng cao nhận thức người dân về bảo tồn và phát triển cây thuốc.....Tuy  nhiên các nội dung này chủ yếu đang thực hiện dở dang (vì dự án chưa kết thúc).
TSKH. Trần Công Khánh, TS. Trần Văn Ơn - Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP/GEF-SGP). Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án bảo tồn nguồn gen cây thuốc của người Dao và cải thiện sinh kế cộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI