»

Chủ nhật, 24/11/2024, 16:12:47 PM (GMT+7)

Cách quản lý rừng bền vững ở thôn Tân Hối

(14:21:11 PM 30/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Mô hình thí điểm quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng do dự án FLEGT miền Trung thực hiện tại thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác quản lý rừng kết hợp với phát triển sinh kế hộ.

Mô hình đã huy động được sự tham gia tự nguyện của người dân, sự phối hợp của các cơ quan chức năng địa phương trong công tác tuần tra bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, những kết quả tích cực từ việc phát triển kinh tế góp phần giảm áp lực lên việc khai thác rừng trái phép đồng thời bảo đảm sinh kế cho các hộ dân tham gia quản lý bảo vệ rừng tại cộng đồng.

 

Cách[-]quản[-]lý[-]rừng[-]bền[-]vững[-]ở[-]thôn[-]Tân[-]Hối
Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới đã được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới , dự án FLEGT, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên (CORENARM)


Xây dựng mô hình, làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách


Nhóm cộng đồng quản trị rừng thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc với 100% là người dân tộc Pacô, thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng và sản xuất nông nghiệp. Trước đây, rừng ở thôn Tân Hối luôn phải đối mặt với việc mất rừng và các rủi ro khác do con người gây ra như khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ bất hợp pháp có giá trị thương mại. Được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài Nguyên (CORENARM) và Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, dự án FLEGT đã triển khai hoạt động xây dựng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới. Đây là một trong những mô hình thí điểm về việc thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.


Các hoạt động hỗ trợ mô hình tập trung vào 03 hợp phần chính: Hỗ trợ cộng đồng quản lý bảo vệ rừng hiệu quả; phát triển các hoạt động sinh kế nhằm cải thiện thu nhập; tập huấn nâng cao năng lực; và hoạt động truyền thông nâng cao hiểu biết và thông tin về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) trong Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Việt Nam và EU (tiến trình VPA/FLEGT), kết nối với mạng lưới các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.


 Năm 2011, được sự hỗ trợ của dự án, chính quyền Tân Hối đã giao 158,5 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý và hỗ trợ các hoạt động sau giao rừng. Theo đó, năm thứ nhất dự án đã hỗ trợ xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, quy ước quản lý rừng, quy chế sử dụng nguồn quỹ sinh kế và đặc biệt đã hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng phát triển các mô hình sinh kế; năm thứ 2, dự án tiếp tục nâng cao năng lực cho cộng đồng thôn Tân Hối và các cộng đồng tham gia vào mạng lưới cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trên địa bàn huyện A Lưới về các kỹ năng tuần tra, quản lý bảo vệ rừng; kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để phát triển sinh kế; hướng dẫn xây dựng sơ đồ tài nguyên rừng và các hoạt động quản lý giám sát, hỗ trợ mô hình nhằm giúp cho việc thực hiện hoạt động của mô hình hiệu quả và bền vững hơn.


Đến nay, sau hơn một năm thực hiện, công tác QLBVR hoạt động tại địa phương này có hiệu quả, lôi kéo sự tham gia của các hộ gia đình trong cộng đồng: Năm 2014 chỉ có 35 hộ tham gia, nay đã có 52 hộ dân trong thôn đăng ký tham gia tổ công tác tuần tra bảo vệ rừng. Công tác tuần tra bảo vệ được thực hiện phối hợp  giữa chính quyền, cơ quan kiểm lâm và cộng đồng tốt đã hạn chế các đối tượng khai thác lâm sản trái phép, cây rừng tăng trữ lượng.


Để tiếp tục phát huy hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và lập kế hoạch tuần tra, dự án VPA/FLEGT đã hỗ trợ thôn xây dựng các kế hoạch quản lý rừng dài hạn (5 năm) trên diện tích rừng được giao cho thôn quản lý bảo vệ nhằm tăng trưởng trữ lượng rừng, tận dụng hợp lý các khoảng trống, các tầng tán và trồng bổ sung các loại lâm sản dưới tán. Dựa trên kế hoạch đó, các tổ tuần tra bảo vệ rừng lập kế hoạch hằng năm, trong đó đề ra chi tiết các công việc phải làm để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm.


Các phương án đầu tư chăm sóc và nuôi dưỡng rừng được xây dựng và thực hiện một các khoa học thông qua công tác điều tra xác định hiện trạng ban đầu. Dựa trên kết quả khảo sát thực địa tư vấn, hạt kiểm lâm và cộng đồng thôn Tân Hối đã thảo luận và xây dựng kế hoạch chăm sóc và thực hiện các biện pháp lâm sinh phù hợp cho từng khu vực theo từng năm. Rừng tự nhiên được nuôi dưỡng thông qua các hoạt động luỗng phát dây leo và trồng mới: Năm 2015 hai nhóm tuần tra bảo vệ rừng đã trồng được 2 ha mây do dự án 147 hỗ trợ, luỗng phát dây leo bụi rậm 3 ha. Những diện tích trồng mới được chăm sóc định kỳ hàng tháng và đạt tỷ lệ sống trên 95%.


Thông qua các lớp tập huấn tư vấn và hạt Kiểm lâm A Lưới đã cung cấp cho người dân kiến thức kỹ năng về phương pháp tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện, bắt giữ tang vật và xử lý các hành vi vi phạm lâm luật, xác định và đánh dấu, khoanh vùng, chăm sóc các loại lâm sản có giá trị. Các kiến thức được cộng đồng vận dụng với sự hỗ trợ của tư vấn tại hiện trường, đến nay cộng đồng đã dần nắm bắt và vận dụng vào công tác tuần tra bảo vệ rừng. Người dân tự tin hơn trong công tác tuần tra bảo vệ, bắt giữ, xử phạt các đối tượng vi phạm lâm luật.


Chú trọng phát triển sinh kế, giảm áp lực khai thác


Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng, trước hết người dân phải có nguồn thu nhập thay thế cho việc khai thác lâm sản. Bên cạnh đó, để bảo đảm công tác tuần tra bảo vệ rừng ổn định, lâu dài thì trước tiên sinh kế của các hộ tham gia phải được bảo đảm. Do đó, dự án VPA/FLEGT miền Trung đã chú trọng việc xây dựng nguồn quỹ sinh kế kết hợp với phát triển các mô hình sinh kế giúp cải thiện thu nhập, giảm áp lực khai thác lâm sản và ổn định đời sống người dân. Nguồn quỹ được dự án FLEGT hỗ trợ không hoàn lại cho thôn Tân Hối sử dụng vào việc quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế với tổng kinh phí 70 triệu đồng. Trong đó 15 triệu được sử dụng để phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng thông qua việc chi trả chi phí nhiên liệu và nước uống; 55 triệu được sử dụng dưới hình thức cho vay vốn xoay vòng cho các hộ đầu tư phát triển các mô hình sinh kế khả thi như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và các mô hình phát triển kinh tế phù hợp khác.


Sau 1 năm thực hiện, cộng đồng thôn Tân Hối đã tự quản lý và điều hành hiệu quả hai nguồn quỹ theo các quy tắc chung được cộng đồng thôn thông qua. Dự kiến, đầu tháng 5/2016 sẽ tiếp tục thu hồi vốn và cho 4 hộ khác vay.


Các hộ có vay vốn đầu tư các mô hình trồng trọt và chăn nuôi mang lại thu nhập cao như: Mô hình vườn ươm 120.000 cây giống, doanh thu 100 triệu đồng/năm, lãi ròng 65 triệu đồng, mô hình chăn nuôi heo 10 – 20 triệu đồng/năm, mô hình máy nông nghiệp 20 triệu đồng/năm, các mô hình có thu nhập dự kiến như: Mô hình chăn nuôi dê 10 – 15 triệu đồng/năm, mô hình nuôi trồng thủy sản 12 triệu đồng/năm.

 

Cách[-]quản[-]lý[-]rừng[-]bền[-]vững[-]ở[-]thôn[-]Tân[-]Hối

Tập huấn về phát triển sinh kế cho người dân thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc (A Lưới)


Nâng cao năng lực, giúp cộng đồng quản lý rừng bền vững


Việc tập huấn nâng cao năng lực tuần tra bảo vệ rừng giúp cộng đồng biết cách tổ chức lực lượng tuần tra hợp lý, phối hợp xử lý các đối tượng vi phạm. Đối với hoạt động xây dựng bản đồ tài nguyên giúp cộng đồng xây dựng và hoàn thiện bản đồ tài nguyên theo từng năm. Trên cơ sở đó, cộng đồng nắm được đặc điểm rừng, trữ lượng của các loài lâm sản để đưa ra kế hoạch chăm sóc, khai thác hiệu quả vốn rừng. Bên cạnh đó, các hoạt động nâng cao năng lực trong việc sản xuất nông nghiệp giúp cộng đồng tiếp cận các biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhất, giảm phụ thuộc vào tài nguyên rừng.


Lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý bảo vệ đã cung cấp các phương pháp tuần tra xử lý vi phạm cho 30 lượt người trong đó 22 người thuộc cộng đồng thôn Tân Hối và 8 thành viên chủ chốt của mạng lưới FLEGT miền Trung. Qua giám sát cho thấy, các hộ được tập huấn không chỉ nắm bắt được kiến thức kỹ thuật cho mình mà còn chia sẻ cho các thành viên khác trong tổ tuần tra bảo vệ.


Xây dựng bản đồ tài nguyên là hoạt động giúp cộng đồng quản lý và phát triển rừng thông qua việc xác định loài, trữ lượng trên bản đồ có sẵn. Bản đồ tài nguyên sẽ được hoàn thiện dần bằng cách bổ sung thông tin về vị trí, trữ lượng rừng sau các hoạt động tuần tra. Thông qua bản đồ tài nguyên cộng đồng có thể xác định được các khu vực cần tác động, biện pháp tác động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng. Khóa tập huấn đã cung cấp kiến thức và thực hành cho 30 lượt người trong đó 22 thành viên cộng đồng thôn Tân Hối và 8 thành viên chủ chốt của mạng lưới FLEGT miền Trung.


Truyền thông chia sẻ và kết nối


Hoạt động truyền thông đặc biệt được chú trọng trong dự án FLEGT miền Trung. Mặt khác, thông qua các hoạt động xây dựng mô hình quản trị rừng cộng đồng hiệu quả dự án nhằm đến nâng cao nhận thức, chia sẻ cập nhật thông tin về các quy định về gỗ hợp pháp, quản lý rừng bền vững và thông tin về tiến trình đàm phán. Hợp phần truyền thông và nâng cao nhận thức được triển khai qua các hoạt động sau:


Khoá tập huấn được triển khai cho các cán bộ thôn, tổ trưởng tổ QLBVR, cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn với các nội dung tập trung vào kỹ năng truyền thông, cập nhật thông tin về tiến trình đàm phán VPA/FLEGT. Chương trình tập huấn đã hỗ trợ tài liệu và các kỹ năng truyền thông như kỹ năng tổ chức sự kiện, thiết kế trò chơi, kỹ năng soạn bài giảng và tập huấn, kỹ năng làm phóng sự và viết bản tin... Khoá tập huấn được áp dụng thành công trong chương trình giáo dục truyền thông ở địa phương tổ chức ngay sau đó.


Song song với hoạt động tập huấn truyền thông, dự án đã tổ chức một chương trình giáo dục truyền thông ở thôn Tân Hối nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trong thôn. Chương trình đã diễn ra sôi nổi và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho mọi đối tượng, nâng cao hiểu biết nhằm hướng đến các hoạt động quản lý và sử dụng rừng bền vững, hạn chế khai thác buôn bán gỗ bất hợp pháp.


Dự án đã hỗ trợ khoá tập huấn kỹ năng thu thập và viết bản tin nhằm tư liệu hoá, tập hợp và chia sẻ kinh nghiệm cộng đồng trong tiến trình quản lý rừng ở địa phương. Khoá tập huấn được đánh giá cao với các bài thực hành viết bản tin ngay sau khi kết thúc đợt tập huấn. Đến nay, dự án đã xuất bản được 03 bản tin với nguồn tin dựa vào các hoạt động ở cộng đồng thôn Tân Hối (Thừa Thiên Huế) và thôn Xuân Lâm (Quảng Trị).


Kinh nghiệm rút ra từ mô hình


Trước khi triển khai mô hình cần chú trọng đến phương pháp tiếp cận tích hợp giữa việc quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế, lên kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng có thể đem lại các tác động mang tính toàn diện.


Việc áp dụng các phương pháp tiếp cận lấy người dân làm trung tâm trong xác định các nhu cầu của cộng đồng và xây dựng các cơ chế quản lý tài nguyên công bằng sẽ phát huy được tinh thần tự nguyện, tinh tự giác và chịu trách nhiệm của người dân trong các hoạt động.


Việc phối hợp với các cơ quan nhà nước trong công tác xây dựng và thực hiện mô hình là điều kiện để các hoạt động được thực hiện một cách xuyên suốt và bảo đảm tính tin cậy.


Vai trò lãnh đạo, giám sát và đánh giá tại hiện trường thực hiện hoạt động là cực kỳ cần thiết đóng góp phần quan trọng cho sự thành công của mô hình, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng dự án phải có một chiến lược rút lui rõ ràng và hợp lý để đảm bảo tính bền vững của những thành quả đã đạt được.


Sự tham gia của các bên liên quan khác nhau giúp tăng cường nhận thức về giá trị của rừng cộng đồng, tiếp cận dựa vào cộng đồng.


Phân tích các tác động ảnh hưởng xấu trước khi thực hiện mô hình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro sẽ gặp phải trong việc xây dựng và phát triển các mô hình sinh kế.


Gây dựng lòng tin cho người dân trong việc thực hiện dự án là một thách thức lớn cần phải giải quyết ngay từ khi bắt đầu để tăng cường sự tham gia chủ động của người dân trong tất cả các bước/quá trình hình thành mô hình.


Sự tham gia chủ động của người dân trong cả quá trình là yếu tố quan trọng, đảm bảo nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng cho các nhóm tham gia cũng như tăng cường việc giám sát, đánh giá và phản hồi thông tin giữa các bên liên quan.

ĐOÀN THỊ HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cách quản lý rừng bền vững ở thôn Tân Hối

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI