Đồng bằng sông Cửu Long: Đối mặt nguy cơ "kép" biến đổi khí hậu và thủy điện
(16:37:01 PM 06/12/2014)Một đoạn đê biển vừa gia cố sạt lở, hy vọng đứng vững trong mùa gió chướng cuối năm nay - Ảnh minh họa: IE
* Từ biến đổi khí hậu
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa gạo hàng đầu. Tuy nhiên, lợi thế nông nghiệp này có thể sẽ không còn trong một ngày không xa. Số liệu khí tượng thủy văn và các kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương của Bộ Tài nguyên Môi trường, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Đại học Cần Thơ, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Đồng bằng sông Cửu Long là rất nghiêm trọng.
Theo số liệu ghi nhận của Đại học Cần Thơ, trong quá khứ, lưu lượng thấp nhất vào mùa khô của sông Cửu Long là 2.500m3/s thì hiện nay chỉ còn khoảng 1.600m3/s. Điều này khiến việc rửa mặn tự nhiên giảm và độ mặn tăng, trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và cung cấp nước sạch và ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu mô hình dự báo ngập của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đại học Cần Thơ cho thấy, vào các tháng 9-10-11 mực nước tại Cần Thơ có thể tăng 50 cm nếu mực nước biển dâng thêm 30 cm, và tăng 1,2m nếu mực nước biển dâng thêm 100cm. Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực này được chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu đánh giá là vùng dễ bị tác động nặng nề của bão và gió lốc do nằm trên địa hình bằng phẳng.
Theo nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới thì nhiệt độ của Cần Thơ đến năm 2070 sẽ tăng khoảng 2,5 độ so với năm 1970. Lượng mưa có thể chỉ gia tăng nhẹ nhưng thay đổi sâu sắc như mưa sẽ tập trung trong thời gian ngắn hơn và khô hạn sẽ kéo dài hơn, ảnh hưởng bất lợi đến ngập lụt đô thị và sản xuất nông nghiệp.
Theo Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường tài nguyên Cần Thơ Kỷ Quang Vinh: Qua các kịch bản ngập sâu từ các đơn vị nghiên cứu nói trên, mức độ ảnh hưởng đến sản xuất lúa vào năm 2050 như sau: Vụ Đông- Xuân giảm sản lượng từ 50,7-100%; vụ Hè- Thu giảm sản lượng từ 6% đến 71%; vụ Thu- Đông giảm sản lượng 100%. Không chỉ thế, cây ăn trái và nghề nuôi thủy sản nếu không bao đê sẽ bị ngập hoàn toàn. Thậm chí, nếu có đê cao 1,2m so với mặt đất tại chỗ thì có hơn 60% diện tích ao bị ngập; ao có đê bao cao 1,5m thì diện tích bị ngập là dưới 20%. Điều đáng lo này sẽ đến rõ hơn vào năm 2020-2050.
Số liệu thực tế đã thống kê và số liệu mô hình dự báo đều cho thấy nhiệt độ trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó đồng nghĩa với nhiệt độ, độ ẩm, nước, đất và mọi vật dụng có liên quan không khí sẽ bị tăng theo làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người. Các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông thường tăng rất nhanh. Còn những lĩnh vực liên quan khác như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,.. chi phí sẽ tăng thêm cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu. Điều này tạo một sức ép rất lớn cho vựa lúa của cả nước và an ninh lương thực quốc gia.
* Đến thủy điện
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, thành viên nhóm Dự án quốc tế nghiên cứu sông Mekong cho rằng có ba nguyên nhân sẽ khiến câu chuyện dân sinh và môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa: Sai lầm quy hoạch, biến đổi khí hậu và thủy điện trên dòng Mekong . “Chúng ta nói tới phát triển kinh tế, nói tới bảo vệ môi trường nhưng tôi cho rằng câu chuyện lớn nhất chính là vựa lúa cả nước mà đói thì cả nước sẽ đói. Sai lầm về quy hoạch có thể khắc phục ngay bằng chính sách, biến đổi khí hậu có thể thích nghi từ từ bằng các mô hình phù hợp còn thủy điện trên sông Mekong thì Việt Nam phải lên tiếng phản đối cùng các nước ở hạ nguồn , các tổ chức bảo vệ môi trường trong nước và quốc tế ngay từ bây giờ" - Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nói.
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh cho biết: Sông Mekong bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam trước khi đổ ra biển, hiện nay trên dòng sông này đang có 7 đập thủy điện lớn đã xây và 31 đập thủy điện khác sắp được xây. Khi toàn bộ đập thủy điện này thành hình thì không chỉ nhiều loài cá sinh sản ngược dòng bị tuyệt chủng mà sản lượng lúa cũng giảm nhanh chóng cùng với việc hệ sinh thái biến đổi tiêu cực.
Đồng tình với ý kiến này, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Hùng cho biết: Suốt 25 năm công tác tại Vườn Tràm Chim, lần đầu tiên ông chứng kiến sự bất thường về lượng nước lưu chuyển và tốc độ lên xuống của dòng nước trong năm 2014. “Bằng kinh nghiệm cá nhân tôi thấy sản lượng cá ở đây so với ngày đầu tôi về công tác đã giảm 90%. Cá giảm thì chim ăn cá cũng giảm và cả những hệ sinh thái gắn với nước cũng suy thoái và chỉ có người dân là bị ảnh hưởng"- ông Nguyễn Văn Hùng nói.
Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Hùng cũng bày tỏ: "Hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long cần có nước đều đặn để phát triển, nước về chậm 1-2 ngày cũng đã xuất hiện các biến đổi. Giờ có thêm thủy điện thượng nguồn tôi lo nông dân sẽ điêu đứng, các loài chim, cá, thú quý hiếm sẽ tuyệt diệt".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.