Điện mặt trời và nước sạch lần đầu về với người dân H’Mong thôn Ea Rớt
(23:13:01 PM 08/11/2017)Nhà chứa hệ thống lọc nước, đây cũng là nơi người dân sẽ lấy nước
Hệ thống tích hợp này có công suất lắp đặt 6,24kWp, sử dụng các tấm thu điện năng lượng mặt trời, thường được gọi là tấm pin năng lượng mặt trời, để tạo ra năng lượng điện cho mục đích sinh hoạt của người dân và cung cấp điện cho hệ thống lọc nước tinh khiết RO. Theo công suất thiết kế, hệ thống có thể sản xuất 20kWh/ngày (1kWh điện tương đương 1 số điện), đáp ứng đủ nhu cầu thắp sáng cho khoảng 20 hộ gia đình và cung cấp từ 700-1000 lít nước sạch mỗi ngày cho người dân trong thôn. Để cung cấp điện cho quá trình làm ra nước sạch, hệ thống cần khoảng 4 giờ nắng nhất trong ngày, từ 10h sáng đến 14h chiều. Lượng điện làm ra còn lại sẽ được tích trữ vào bình ác-quy để bà con dùng cho việc thắp sáng vào buổi tối. Khi nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên, công suất phát điện của hệ thống có thể dễ dàng điều chỉnh tăng theo để đáp ứng nhu cầu.
Hệ thống cung cấp điện và nước sạch bằng năng lượng mặt trời góp phần cải thiện cuộc sống của người dân sống tại thôn Ea Rớt. Nằm trong vùng núi sâu cách trung tâm xã hơn 20km, đa số bà con ở đây là người dân tộc H’Mông di cư tự do nên chưa có hộ khẩu, thuộc diện nghèo và sống trong cảnh không điện, không nước sạch. Tuy đã định cư gần 20 năm, nhưng đến nay hơn 190 hộ dân sống tại thôn Ea Rớt vẫn chưa được tiếp cận nguồn điện lưới do phải sống rải rác trong địa hình đồi núi phức tạp, trong khi tiền đầu tư cho việc kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia rất đắt đỏ. Cuộc sống của bà con Ea Rớt đã khó khăn vì thiếu điện, lại càng cực hơn khi không có nước sạch để uống và dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Đa số người dân, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ phải dùng nước uống lấy từ các con suối nhỏ và nhiều người còn uống trực tiếp, trong khi không thể khẳng định nguồn nước này là đảm bảo vệ sinh.
Với quyết tâm giúp bà con Ea Rớt thoát khỏi cảnh khổ, ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Pui đã kêu gọi Trưởng thôn Lò Tiến Dũng hiến đất của gia đình để lắp đặt hệ thống cung cấp điện và nước sạch sử dụng năng lượng mặt trời tại Đội 3 của thôn Ea Rớt. Từ đó, hệ thống đã được lắp đặt và đi vào vận hành từ tháng 7 năm 2017, mang lại niềm vui không nhỏ cho bà con trong cụm dân cư nơi đây
“Ea Rớt trước giờ không có nguồn điện nào hết nên thật sự bà con rất mừng khi có công trình này, đặc biệt những hộ dân được hưởng lợi trực tiếp đã có điện để thắp sáng và sử dụng cho các thiết bị khác trong gia đình,” Ông Tâm chia sẻ “Bà con sẽ có trách nhiệm bảo quản tốt công trình này và địa phương cần có một cán bộ kỹ thuật tại địa bàn để có thể sửa chữa kịp thời trong trường hợp có trục trặc xảy ra.”
Người dân lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời
Hệ thống cung cấp điện và nước sạch sử dụng năng lượng mặt trời có tuổi thọ 20 năm với tổng giá trị đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được Quỹ McKnight tài trợ, nằm trong khuôn khổ của dự án “Hỗ trợ sự tham gia của các bên liên quan và các giải pháp năng lượng bền vững trong kế hoạch phát triển năng lượng của Việt Nam” do GreenID phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk đồng thực hiện từ tháng 1/2016 đến 12/2017. Người dân địa phương đóng góp đất và ngày công xây dựng hệ thống. Để đảm bảo tính bền vững của hệ thống, người dân sẽ trả 2.000 đồng cho 1 số điện sử dụng và khoảng 7.000-8.000 đồng cho 1 bình nước uống tinh khiết có dung tích 20 lít. Số tiền đóng góp này sẽ bù đắp cho việc vận hành, thay thế thiết bị, sửa chữa hệ thống và do người dân quản lý hoàn toàn.
Hệ thống này được coi là giải pháp tối ưu cho những khu vực chưa có điện lưới như thôn Ea Rớt, do chi phí đầu tư cho việc xây lắp thấp khi đem so sánh với chi phí phải trả cho việc đưa điện lưới về đây. Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng điện của người dân cũng không cao như ở thành thị và các vùng nông thôn khác nên hệ thống cũng phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người sử dụng. Công tác vận hành bảo dưỡng hệ thống khá đơn giản nên công trình có thể dễ dàng quản lý và vận hành bởi người bản địa. Thông qua đó, ý thức tự quản của cộng đồng cũng nhờ đó được tăng lên sau khi hệ thống được bàn giao lại cho người dân quản lý. Điều này góp phần đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình năng lượng bền vững tại các cộng đồng như Ea Rớt với 100% người dân là dân tộc H’Mông với việc trao quyền là vô cùng quan trọng, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển năng lượng bền vững tại cộng đồng. Điểm nhấn nữa là về sau khi điện lưới được kéo về thôn bản hệ thống cũng có thể điều chỉnh để đồng bộ được với lưới điện quốc gia. Với những ưu điểm trên, mô hình này hoàn toàn có thể nhân rộng tại các địa bàn trong khu vực Tây Nguyên, cũng như các địa phương khác trên cả nước.
Nói về ý nghĩa của hệ thống cung cấp điện và nước sạch sử dụng năng lượng mặt trời, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của GreenID cho biết:“Tôi vô cùng phấn khởi khi công trình này giúp mang lại ánh sáng, thông tin và đặc biệt là góp phần cải thiện sức khỏe của bà con trong thôn Ea Rớt. Đây là một thành công của GreenID trong nỗ lực xây dựng mô hình cộng đồng Xanh, ứng dụng 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Công trình này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại những kết quả cụ thể, thông qua việc lập kế hoạch năng lượng xuất phát từ nhu cầu cộng đồng. Nó là sự cổ vũ lớn cho các đồng nghiệp và đối tác của chúng tôi để tiếp tục tiên phong, đưa năng lượng tái tạo phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư ở Việt Nam, đặc biệt tại những địa bàn chưa có điện lưới quốc gia. Tôi cũng mong rằng các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ cân nhắc xem xét hỗ trợ cho những mô hình này sớm đến với bà con ở nhiều địa phương khác.”
Cũng trong dịp này, một nhóm các thành viên nòng cốt là người dân tộc H’Mông được tập huấn về cách hướng dẫn người dân sử dụng đúng kỹ thuật mô hình điện mặt trời, đèn LED tiết kiệm điện, hệ thống biogas và bếp đun cải tiến. Nhờ đó, góp phần vào việc người dân sử dụng các mô hình hiệu quả và lâu dài hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.