Doanh nghiệp
Nhà đầu tư khủng hoảng với hàng loạt cổ phiếu sắp bị ”khai tử”
(12:04:38 PM 28/06/2012)Theo thông báo từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tháng 7 tới hàng loạt cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán, do hoạt động sáp nhập công ty.
Những cổ phiếu sẽ “out” khỏi sàn chứng khoán có thể kể ra như cổ phiếu SSS của Công ty CP Sông Đà 6.06 và S64 của Công ty CP Sông Đà 6.04 do sáp nhập với Công ty CP Sông Đà 6. Thời gian hủy niêm yết của 2 cổ phiếu SSS và S64 là ngày 13/7 tới.
Cùng với 2 cổ phiếu trên, từ 17/7 tới cổ phiếu AGC của Công ty CP Cà phê An Giang cũng bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn chứng khoán Hà Nội.
Cổ phiếu AGC hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với mệnh giá siêu rẻ, chỉ trên 1.000 đồng/cổ phiếu. Hồi tháng 5 vừa qua Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức đưa cổ phiếu AGC vào diện cảnh báo kể từ ngày 21/5 do Công ty vi phạm nhiều lần quy định về công bố thông tin. Đặc biệt, đến ngày 18/5, công ty vẫn chưa công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011. Trước đó, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM cũng đã công bố huỷ hàng loạt cổ phiếu có mệnh giá siêu thấp niêm yết trên sàn TP HCM như CAD, BAS… Nguyên nhân chính là do các công ty này liên tục thua lỗ nhiều năm liên tiếp. Hàng loạt cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung từ tháng 7 tới.
Theo anh Tùng, Phòng môi giới, Công ty CP chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS), có nhiều trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết khác nhau, nên không phải trường hợp nào nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu đó cũng mất trắng.
Những trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn do công ty niêm yết sáp nhập với công ty khác thì nhà đầu tư yên tâm vẫn giữ được tài sản của mình. Nếu công ty nhận sáp nhập cũng niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì trường hợp này sẽ giống như việc Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (mã cổ phiếu HBB) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã cổ phiếu SHB) mới đây. Theo đó, nhà đầu tư nếu giữ cổ phiếu của công ty bị sáp nhập thì sẽ được chuyển sang sở hữu cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập, theo tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu mà thương vụ mua bán, sáp nhập đưa ra. Kể cả nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập thì số lượng và thị giá của cổ phiếu này cũng sẽ thay đổi.
Nếu công ty nhận sáp nhập không niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu của công ty bị sáp nhập sẽ được chuyển sang sở hữu cổ phần của công ty nhận sáp nhập, hoặc sở hữu cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập trên thị trường OTC.
Quay trở lại với trường hợp Công ty CP Sông Đà 6.06 (SSS) và Công ty CP Sông Đà 6.04 (S64) sáp nhập với Công ty CP Sông Đà 6 (SD6), trong Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 diễn ra mới đây đã thông qua phương án sáp nhập này. Theo đó, tỷ lệ hoán đổi cổ phần S64 và SD6 là 1:0,9 (nghĩa là 1 cổ phiếu S64 đổi lấy 0,9 cổ phiếu SD6) và tỷ lệ hoán đổi cổ phần SSS và SD6 cũng là 1:0,9 (1 cổ phiếu SSS đổi lấy 0,9 cổ phiếu SD6).
Mặc dù các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu sắp bị hủy niêm yết do sáp nhập doanh nghiệp không mất đi tài sản của mình, song họ vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ do việc sáp nhập này. Cụ thể trường hợp của SSS và S64 sáp nhập vào SD6, tổng số cổ phần Công ty CP Sông Đà 6 phải phát hành thêm là 1,71 triệu đơn vị, tương ứng tăng vốn điều lệ của Công ty CP Sông Đà 6 thêm 17,1 tỷ đồng. Việc này gây rủi ro vì pha loãng cổ phần, làm thay đổi chỉ số EPS của cổ phiếu trong ngắn hạn.
Chuyên gia chứng khoán độc lập Phạm Kinh Luân phân tích thêm, với trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết do công ty làm ăn thua lỗ 3 năm liên tiếp, nhà đầu tư chưa hẳn đã trắng tay nếu công ty vẫn tiếp tục hoạt động. Nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu của công ty nghĩa là họ là chủ sở hữu một phần của công ty đó theo Luật Doanh nghiệp 2005. Nếu các năm sau đó, công ty làm ăn có lãi thì nhà đầu tư sẽ được chia cổ tức theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Còn nếu công ty vẫn thua lỗ thì vốn của nhà đầu tư mất dần. Nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu nếu tìm được đối tác có ý định mua lại thì vẫn thực hiện được, nhưng hơi khó so với việc cổ phiếu còn niêm yết trên thị trường tập trung hoặc OTC, vì khi giao dịch mua bán hoàn toàn thực hiện qua Trung tâm lưu ký, hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng tại các phòng công chứng.
“Trên lý thuyết là vậy nhưng thực tế, một khi cổ phiếu đã bị hủy niêm yết do công ty làm ăn thua lỗ thì tài sản của nhà đầu tư xem như cũng chỉ còn là đống giấy lộn. Bởi nếu cần tiền ngay họ không thể bán để lấy tiền như khi cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập trung được. Khi kinh tế khó khăn như hiện nay, rất ít công ty thua lỗ nhiều năm mà vực dậy được. Kể cả trường hợp công ty làm ăn có lãi sau khi bị hủy niêm yết thì nhà đầu tư giữ cổ phiếu của công ty này cũng chỉ được hưởng cổ tức – một số tiền rất nhỏ so với tổng giá trị cổ phiếu mà họ nắm giữ. Còn bán cho người khác? Có “mò kim đáy bể” cũng không tìm được người mua, trừ khi có doanh nghiệp, đại gia nào đứng ra thâu tóm công ty đó”, ông Luân nói.
Trường hợp công ty phá sản, ngừng hoạt động thì nhà đầu tư mất trắng. Năm 2011 thị trường chứng khoán từng chấn động khi Công ty CP Dược Viễn Đông (mã cổ phiếu DVD) phá sản, gần 2.000 cổ đông của DVD đối mặt với nguy cơ trắng tay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang
- Vinamilk tạo nhiều dấu ấn tại triển lãm quốc tế ngành sữa 2024
- Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
- Chuyển hồ sơ vụ sân golf Đồi Cù ở Đà Lạt cho công an
- Bộ TN-MT kiểm tra thực địa dự án pin mặt trời 600 tỷ đồng ở Yên Bái
- Bình Thuận thanh lý hợp đồng đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét
- Siemens trở thành đối tác cho chương trình phi phát thải carbon tại các nhà máy của HEINEKEN
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Quảng Nam: Hàng chục cụm công nghiệp không có nhà máy xử lý nước thải tập trung
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.