Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Thanh Hóa: Cá ké nuôi lồng chết hàng loạt
(14:29:51 PM 21/12/2011)Bà con cho rằng, nguyên nhân là do nguồn nước thải từ xưởng chế biến tinh bột sắn tự phát của anh Bùi Xuân Thắng đóng ngay phía trên các chuồng cá xả trực tiếp xuống sông Mã. Chính quyền địa phương đã vào cuộc đình chỉ xưởng này. Song, trưa 20/12, anh Thắng vẫn tiếp tục đào hố để chứa nước thải nhằm tiếp tục vận hành máy móc nghiền sắn.
Gia đình anh Ngô Văn Đào có 180/200 con cá ké bị chết trong mấy ngày qua. Ảnh: ANH TUẤN |
Người dân phẫn nộ
Theo bà con thôn Tân Phong, cá ké nuôi của họ bắt đầu chết ồ ạt từ ngày 15/12 - cùng thời điểm xưởng nghiền tinh bột sắn của anh Thắng đi vào hoạt động và đổ nước thải trực tiếp xuống lòng sông. Chiều 19/12, khi chúng tôi có mặt tại khu vực này, những lồng cá ké của ngư dân vẫn tiếp tục chết. Vì người dân phải để cá chết lại làm bằng chứng nên mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khắp cả khúc sông dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hiệp nuôi 60 con cá ké, nhưng đến thời điểm này, số cá chết lên đến hơn 30 con, những con còn sống cũng đang thoi thóp. Ngoài đóng lồng, mua cá giống hết khoảng 10 triệu đồng, mỗi năm gia đình còn phải bỏ thêm chi phí tiền khoảng 10 triệu đồng mua thức ăn cho cá. Nguồn vốn này anh Hiệp phải vay ngân hàng, bây giờ cá chết hàng loạt khiến vợ chồng anh như ngồi trên đống lửa vì không biết sẽ lấy gì sinh nhai và trả nợ ngân hàng. Lồng cá của anh Nguyễn Văn Mến cũng chết nhiều không kém những hộ lân cận, chỉ trong chốc lát, cá ké con của anh chết ngổn ngang phải xúc đổ đi mất khoảng 15kg.
Xót xa hơn là gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, lồng cá của ông sắp đến độ xuất bán, cá to nặng 2,5-3kg. Ông Thắng tưởng rằng cá mình to, sức đề kháng tốt nên không bị chết. Nhưng sau mấy ngày xưởng chế biến tinh bột sắn xả thải, cá của ông cũng lăn ra chết. Ông Thắng nói: “Tôi định từ nay đến tết sẽ xuất bán toàn bộ đàn cá ké này, thu về khoảng 50-60 triệu đồng. Thế mà cá giờ chết, mắc dịch bán không ai mua. Khoản thiệt hại này nhất định chủ xưởng chế biến tinh bột sắn phải bồi thường cho dân”.
Trường hợp của anh Ngô Văn Đào trở nên vô cùng đau đớn. Anh vay mượn ngân hàng nuôi 200 con cá ké, chỉ khoảng tháng 6/2012 là bán. Vậy nhưng cá cứ lăn ra chết, ăn không hết. Anh Đào kích lồng cá lên cho tôi xem, cá chết nằm chồng chất lên nhau trắng cả lồng. “Gia đình tôi nuôi nhiều nhất xóm. Ngư dân ở đây không có đất canh tác nên cuộc sống chủ yếu dựa vào sông nước. Nhưng nguồn nước bị đầu độc một cách công khai như hiện nay khiến nhân dân vô cùng phẫn nộ” - anh Đào bức xúc.
Cần cương quyết xử lý
Ngư dân thôn Tân Phong bức xúc cực độ, nên ngày 15/12 đã xúc cá ké bị chết mang vào tận nhà ông Chủ tịch UBND xã kêu cứu. Sau đó, ngày 19/12, Phòng TNMT huyện Cẩm Thủy phối hợp cùng chính quyền xã Cẩm Phong đã thành lập đoàn kiểm tra và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở nghiền tinh bột sắn của anh Bùi Xuân Thắng.
Theo nội dung ghi trong biên bản cho thấy, anh Thắng xây dựng khu nhà xưởng, đưa máy móc vào hoạt động ngay trong khu vực đất thổ cư của gia đình mà chưa được cơ quan chức năng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Cơ sở không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không có bản cam kết đánh giá tác động môi trường được phê duyệt... Tóm lại, cơ sở này hoạt động trái phép, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Mỗi ngày cơ sở này nghiền khoảng 4 tấn sắn tươi và đưa vào ngâm tẩm trong 4 bể ximăng lớn, nước thải trong quá trình lắng lọc không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông Mã. Trước việc làm gây bức xúc trong nhân dân, đoàn kiểm tra yêu cầu anh Bùi Xuân Thắng phải tháo dỡ toàn bộ công trình trước 12 giờ ngày 20/12.
Tuy nhiên vào thời điểm gần 12 giờ 42 phút ngày 20/12, khi chúng tôi có mặt tại xưởng chế biến sắn tươi của anh Thắng trước sự chứng kiến của ông Quách Viết Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Phong, cho thấy cơ sở này vẫn đang tiếp tục đào hố chứa nước thải với mục đích tiếp tục vận hành trở lại. Anh Thắng tỏ ra rất ngoan cố không chấp hành mệnh lệnh của cơ quan pháp luật.
Ông Vũ Xuân Vường - Chủ tịch UBND xã Cẩm Phong - thừa nhận việc làm của gia đình anh Thắng đã coi thường lợi ích cộng đồng và vi phạm pháp luật một cách trắng trợn. Chính quyền xã Cẩm Phong sẽ cương quyết buộc anh Thắng phải ngừng sản xuất, tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng, đưa máy móc đi nơi khác; song thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Để đảm bảo quyền, lợi ích chung cho nhân dân, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đề nghị Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Thanh Hoá, các cơ quan thực thi pháp luật cần sớm vào cuộc kiên quyết xử lý dứt điểm, không để anh Thắng vận hành xưởng nghiền tinh bột sắn hoạt động trở lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.