»

Chủ nhật, 24/11/2024, 12:30:00 PM (GMT+7)

Doanh nghiệp băm nát sông tìm vàng

(09:59:40 AM 22/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -UBND tỉnh cấp phép cho một doanh nghiệp khai thác vàng khiến sông bị ô nhiễm và sạt lở trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân

Hàng trăm hộ dân ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế rất bức xúc trước quyết định của UBND tỉnh cho phép Công ty TNHH Quang Vinh - Hà Nam khai thác vàng trên sông A Ka. Với giấy phép cấp từ tháng 6-2011 đến tháng 6-2013, hơn 3 km sông A Ka - diện tích 6,8 ha - hằng ngày bị công ty này cày xới để tìm vàng.

 

Cạnh “đại bản doanh” Công ty Quang Vinh, những bãi cát, sạn hàng trăm mét khối cùng 2 dàn máy đãi vàng nằm chắn ngay giữa sông A Ka. Chính những bãi cát, sạn này đã làm dòng chảy sông A Ka thay đổi, dẫn đến sạt lở nặng bờ đối diện. Ông Hồ Tấn Thành, nguyên chủ tịch HĐND xã Thượng Long, bức xúc: “Các đống cát, sạn này do công ty đào lên đãi vàng nhưng không lấp lại. Vì vậy, những cơn lũ vừa rồi khiến sông A Ka bị bồi lấp nặng”.

 

 

 

Bà Hồ Thị Chon bức xúc trước việc khu đất sản xuất của gia đình bị thu hồi để khai thác vàng

 

 

Lán công nhân của Công ty Quang Vinh chỉ có một phụ nữ ở lại trông coi, những người còn lại đã ra công trường làm việc. Đứng ở lán, chúng tôi vẫn nghe tiếng xe múc và máy tuyển vàng ầm ầm moi ruột sông A Ka. Đoạn sông từ lán công nhân đến công trường dài khoảng 2 km nhưng đã bị máy xúc, máy đào băm nát. Bờ sông bị nạo vét tạo thành hàng trăm hố sâu hoắm. Công nhân khai thác vàng xong bỏ đi, để lại những bãi cát, sạn bộn bề.

 

Công trường khai thác vàng là một bãi bồi nằm giữa sông A Ka rộng gần 2 ha, nơi trước đây có 4 hộ dân trồng trọt nhưng đã nhường chỗ cho máy xúc, máy đãi vàng hoạt động suốt ngày đêm. Bà Hồ Thị Chon, ngụ thôn 4, xã Thượng Long, rầu rĩ: “Bãi đất này từ lâu gia đình tôi với 3 hộ khác đã trồng cây cối và hoa màu. Cách đây 2 tháng, người của Công ty TNHH Quang Vinh và chính quyền địa phương đến buộc chúng tôi phải nhận tiền đền bù để họ lấy đất. Chúng tôi không đồng ý nhưng họ bảo đất này tỉnh đã giao cho công ty khai thác vàng rồi, nếu không nhận tiền thì sẽ bị cưỡng chế và mất trắng. Gia đình tôi đành phải nhận 26 triệu đồng”.

 

Ông Trần Văn Thủ Đô, trưởng thôn 4, cho biết ngoài bà Chon, gia đình ông Phạm Văn Giới nhận tiền đền bù 4 triệu đồng, ông Hồ Văn Đa 3 triệu và ông Hồ Văn Keng 6 triệu đồng. “Hôm người của Công ty Quang Vinh đến ép dân nhận tiền đền bù có tôi chứng kiến. Những hộ dân này sau khi nhượng đất đã không còn đất canh tác để sinh sống” - ông Đô khẳng định.

 

Từ khi Công ty Quang Vinh tiến hành khai thác vàng, hàng trăm hộ dân xã Thượng Long đã làm đơn kiến nghị gửi chính quyền xã, huyện, tỉnh phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước và sạt lở bờ sông A Ka. “Nước sông lâu nay trong vắt, người dân thường ra tắm giặt và lấy về dùng. Thế nhưng, từ khi công ty khai thác vàng, dòng sông bị ô nhiễm trầm trọng, nước quanh năm đục ngầu, còn bờ thì sạt lở nặng nề. Người dân chúng tôi còn bị “tra tấn” bởi tiếng ồn vì máy móc hoạt động cả ngày đêm” - ông Đô bức xúc.

 

Sông A Ka bị băm nát còn ảnh hưởng tới nghề đánh bắt thủy sản của người dân địa phương. Ông Đoàn Văn Lạc, trưởng thôn 1, cho biết tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã kiến nghị với đại biểu HĐND xã, huyện, tỉnh không nên tiếp tục cho phép khai thác vàng trên sông A Ka vì ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm người nhưng vẫn không được giải quyết. 

 

Không phát hiện sai sót nào!

Theo ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Thượng Long, UBND xã đã làm tờ trình gửi UBND huyện Nam Đông để kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đình chỉ Công ty Quang Vinh khai thác vàng. Tuy nhiên, UBND huyện trả lời là không thể ra quyết định đình chỉ vì công ty này đã được cấp giấy phép.

Trong khi đó, ông Phan Thế Xê, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Nam Đông, cho biết: “Nhiều đoàn của tỉnh và huyện đã kiểm tra việc khai thác vàng của Công ty Quang Vinh nhưng không phát hiện được sai sót nào nên không thể ra quyết định đình chỉ”!

Bài và ảnh: QUANG NHẬT (Người lao động)
Từ khóa liên quan: doanh nghiệp, băm nát, sông, tìm vàng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Doanh nghiệp băm nát sông tìm vàng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI