»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:43:59 PM (GMT+7)

Dân tố Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam gây ô nhiễm: Kẻ nói có, người bảo không! Tin mới nhất

(19:27:47 PM 17/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Đằng sau lợi ích thì nhân dân trong vùng vẫn thấy ấm ức với cách vận hành của nhà máy, đặc biệt là quy trình xả thải đang áp dụng bấy lâu nay.


Ông Trung chỉ cho PV hiện trường


Nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam, được xây dựng tại khu vực Rú Mượu, địa phận giáp ranh của 2 xã Nam Giang (Nam Đàn) và Hưng Đạo (Hưng Nguyên), tỉnh Nghệ An, là một trong số 28 thành viên của TCty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).

Kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động (tháng 7/2010), đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, mỗi năm đóng góp cho ngân sách tỉnh nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, đằng sau lợi ích thì nhân dân trong vùng vẫn thấy ấm ức với cách vận hành của nhà máy, đặc biệt là quy trình xả thải đang áp dụng bấy lâu nay.

Trời mưa là... xả nhiệt tình

Theo phản ánh của nhiều hộ dân, vào đêm 25, rạng sáng ngày 26/5/2014, lợi dụng trời mưa, nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam đã xả một khối lượng lớn nước thải chưa qua xử lý ra ngoài theo mương tiêu chảy qua khu dân cư khối 1, khối 2, xã Hưng Đạo, dòng chảy đổ trực tiếp xuống sông Đào (Cầu Mượu).

Ông Phan Xuân Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo cho biết: Ngay khi nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi đã thành lập tổ công tác đi xác minh, phát hiện tại mương phía đông bắc của nhà máy bia loại nước thải màu đen kịt có mùi rất thối chảy ra khu vực dân sinh.

Sau khi tiến hành kiểm tra, tổ công tác đã trực tiếp liên hệ với nhà máy để cùng nhau phối hợp giải quyết, thế nhưng lãnh đạo của đơn vị này nhất quyết từ chối.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Hữu Trung (Khối trưởng khối 2, xã Hưng Đạo), người đầu tiên phát hiện sự việc vừa qua để có cái nhìn cụ thể hơn. Dù thời tiết khá mát mẻ nhưng đoạn kênh mương nằm kề sát nhà ông Trung vẫn bốc lên mùi cực kì khó chịu, chẳng quá khó để phân biệt có thành phần bã bia trong đó.

Không cần PV đưa ra câu hỏi, ông Trung đã ngay lập tức giãi bày với tâm trạng rất bức xúc: “Tối 25/5 nhà máy bia xả nước thải ra khu dân sinh, đây không phải là lần đầu mà hành động này diễn ra khá thường xuyên. Thông thường khi trời động mưa thì họ mới tiến hành xả thải nên rất khó để bắt quả tang. Dù phía nhà máy đã tính toán kỹ nhưng cũng có khi sai lệch do trời không mưa như dự báo, dẫn đến việc dòng nước bị ứ đọng lại, những lúc như thế chẳng khác gì cực hình, mùi hôi thối xốc lên tận óc, không thể nào chịu nổi”.

Không riêng gì ông Trung bất bình với cách làm của nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam mà hàng chục hộ gia đình sống trên địa bàn khối 1, 2, xã Hưng Đạo cũng có chung quan điểm đó. Họ đã nhiều lần đưa ra kiến nghị, yêu cầu chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa có gì tiến triển.

Anh Phan Văn Lương (trú tại khối 1) cho biết thêm: “Nhà máy góp phần làm thay đổi bộ mặt của địa phương, đó là việc tốt cần tuyên dương. Nhưng cái gì chưa được thì phải khắc phục, không thể để tình hình này kéo dài mãi được, nhân dân khổ sở lắm rồi. Nhà tôi triển khai mô hình trang trại nhưng vụ nào cũng thất bại, gà, vịt không sao nuôi được, cá, tôm thì chết hàng loạt do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh”.

Theo phản ánh của bà con sống lân cận khu vực mương tiêu, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ lòng mương thật khủng khiếp, hôm nào có mưa còn đỡ chứ ngày nắng thì chỉ có nước… khóc ngất.

Dòng thải của nhà máy gây xáo trộn mọi sinh hoạt của người dân, kéo theo đó là sự xuất hiện của bệnh tật, chẳng hiểu có phải do trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà tỉ lệ người mất do bệnh ung thư ở đây tăng cao bất thường, nhà máy mới chỉ đi vào hoạt động 4 năm nhưng đã có chục trường hợp tử vong do căn bệnh quái ác này gây nên, đa phần trong đó là chết trẻ, có trường hợp mới chỉ… 13 tuổi!

Doanh nghiệp phủ nhận trách nhiệm

Trước những cáo buộc về phía mình, ngày 30/5/2014, Cty CP bia Sài Gòn – Sông Lam đã chính thức gửi công văn số 250/2014/CV-BSGSL đến phòng TN-MT huyện Hưng Nguyên, khẳng định nhà máy hoàn toàn vô can, đồng thời cho rằng chính ý thức thiếu trách nhiệm của nhiều hộ dân mới là nguyên nhân.

Công văn có nội dung như sau: “Ngày 26/5/2014, trong quá trình đi kiểm tra định kỳ, nhân viên nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam đã phát hiện dọc trên hệ thống mương thoát nước mặt phía đông của nhà máy có rất nhiều rác thải do người dân sống ở khu vực xung quanh vứt xuống, rác thải tích tụ nhiều và gây ô nhiễm mương thoát nước… Cty CP bia Sài Gòn – Sông Lam xin khẳng định nhà máy không xả thải. Đề nghị UBND huyện, phòng TN-MT có biện pháp xử lý lượng rác thải tồn đọng và nghiêm cấm người dân xả thải xuống hệ thống mương”.

Ngoài công văn đi kèm, phía nhà máy còn chụp rất nhiều bức ảnh làm tài liệu để chứng minh. Thế nhưng, trong suy nghĩ của các hộ dân, quy trình xả thải không phù hợp của nhà máy bia mới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến môi trường bị hủy hoại: “Dù họ nói gì đi chăng nữa cũng không thể trốn tránh trách nhiệm, khi nhà máy chưa xây dựng thì tình trạng này đâu diễn ra”, anh Lương đưa ra dẫn chứng.

“Kẻ nói có, người nói không”, để sớm giải quyết khúc mắc, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, nhưng đáng tiếc kết quả gần như là con số không. Trưởng phòng TN-MT huyện Hưng Nguyên, ông Nguyễn Hữu Hà nói: “Chúng tôi đã nhiều lần xuống hiện trường để kiểm tra nhưng chưa phát hiện được dấu hiệu vi phạm của nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam.

Để xác minh vấn đề này không phải là việc đơn giản vì nhà máy nằm trên địa phận hành chính của 2 xã, khu vực mà nhân dân phản ánh lại nằm ngoài tường rào nhà máy (do địa phương quản lý); nhà máy có hệ thống xả thải dài đến 1 km, trong khi nhân lực của phòng có hạn, không thể đào tất cả lên để kiểm tra, nếu không phát hiện thấy sai phạm thì lấy đâu ra kinh phí để bù vào”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trước đây cũng đã có lần bà con “tố” nhà máy xả dầu bằng cách thức tương tự (tháng 8/2013), nhưng dù cho đoàn kiểm tra của phòng TN-MT, phòng CSĐT CA tỉnh xuống tận nơi tìm hiểu vẫn chẳng phát hiện ai là chủ mưu, sự việc cứ thế chìm dần.

Nhiều năm sống chung với ô nhiễm, hết lần này lượt khác viết đơn tố cáo gửi đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng không được giải quyết thấu đáo khiến bức xúc của nhân dân ngày một dâng cao. “Thực tế nhiều gia đình rất bất bình nhưng không dám lên tiếng, ngay cả chính quyền, phòng ban cũng có phần e ngại bởi dẫu sao nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam cũng là doanh nghiệp quy mô, nhiều mối quan hệ lớn. Nhưng không thể vì thế mà bỏ qua lợi ích của nhân dân được, chúng tôi chỉ đòi hỏi quyền lợi chính đáng mà thôi”, một người dân xóm 1 cho biết.

Nước thải từ mương tiêu khu dân cư của khối 1, 2, xã Hưng Đạo đổ ra sông Đào, điều đáng nói là các đơn vị cấp nước (nhà máy nước Hưng Vĩnh, Cty TNHH 1TV cấp nước Nghệ An) lại trực tiếp sử dụng làm “đầu vào” rồi “phân phối” cho hơn 90% dân cư TP Vinh và các vùng lân cận.

(Theo NNVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân tố Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam gây ô nhiễm: Kẻ nói có, người bảo không!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI