»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:59:22 PM (GMT+7)

Công ty Hào Dương thách thức pháp luật

(22:23:43 PM 01/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Đây là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực thuộc da tại TPHCM liên tiếp vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường nhưng cách xử lý của cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe
Trong văn bản “cầu cứu” các cơ quan chức năng giữa năm 2012, Công ty CP KCN Hiệp Phước (HIPC - đơn vị đầu tư hạ tầng KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè - TPHCM) cho biết dù đã nhiều lần kiểm tra nhắc nhở nhưng Công ty CP Thuộc da Hào Dương (Công ty Hào Dương) vẫn thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thoát nước mưa, chảy ra sông Đồng Điền. 
Nước thải ngành thuộc da được đánh giá là cực kỳ độc hại. Bất chấp điều này, Công ty Hào Dương vẫn ung dung
“đầu độc” sông Đồng Điền. Ảnh: THU SƯƠNG

 

Ngang nhiên vi phạm

 

Đây không phải là lần đầu tiên vì năm 2007, HIPC kiểm tra và phát hiện Công ty Hào Dương bơm nước thải và xả bùn của hệ thống xử lý nước thải ra sông Đồng Điền nên đã tạm ngưng cung cấp nước cho công ty. Không chịu thua, Công ty Hào Dương đã thuê sà lan vận chuyển nước từ nơi khác đến để sản xuất và tiếp tục xả thải. HIPC tiếp tục ngưng cung cấp điện thì Công ty Hào Dương tự trang bị máy phát điện để sản xuất. Năm 2008, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TPHCM  bắt quả tang Hào Dương xả nước thải vượt hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép ra sông Đồng Điền. Đến năm 2009, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) lại phát hiện Hào Dương xả thải ra môi trường nên đã chuyển hồ sơ về Sở TN-MT TPHCM xử phạt. Trong quá trình chờ quyết định xử phạt, công ty này vẫn liên tục gây ô nhiễm. Liên tiếp từ đó đến nay, năm nào các cơ quan chức năng cũng kiểm tra phát hiện Công ty Hào Dương xả thẳng nước thải ra môi trường bằng hình thức này hay hình thức khác, thế nhưng, biện pháp xử lý cao nhất cũng chỉ là phạt hành chính với số tiền vài trăm triệu đồng! Hình phạt cao nhất đã được các cơ quan liên quan đề xuất là đình chỉ hoạt động, rút phép nhưng đều không thực hiện được vì… vướng Luật Đầu tư và chính pháp luật về môi trường: Nghị định 117 về xử phạt hành chính trong  lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

Sai phạm của Công ty Hào Dương không chỉ làm đau đầu các cơ quan quản lý mà ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân huyện Nhà Bè. Mùi hôi tra tấn, mưu sinh trên sông Đồng Điền bị ảnh hưởng. Mỗi khi nhắc đến Công ty Hào Dương, người dân lại ngao ngán truyền nhau câu vè “Vedan nào ở đâu xa; Hào Dương ta đó chính là Vedan!”. Nhưng Vedan (Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam) đã bị xử lý thích đáng và có thiện chí khắc phục, còn Hào Dương thì vẫn nhởn nhơ sai phạm, thách thức pháp luật. 

 

Lực bất tòng tâm!

 

Bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, Phó Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza), cho biết  tiến hành kiểm tra hoạt động của Công ty Hào Dương tại lô A18 KCN Hiệp Phước còn phát hiện bất thường lớn giữa lượng nước cấp sản xuất và nước thải. Cụ thể, Hào Dương tiếp nhận lượng nước cấp trung bình từ KCN Hiệp Phước là 23.661 m3/tháng, ngoài ra còn được Sở TN-MT cấp phép khai thác nước sông với lưu lượng 1.000 m3/ngày (tương đương 30.000 m3/tháng). Tuy nhiên, lượng nước thải Hào Dương đưa về nhà máy xử lý tập trung của KCN chỉ 14.325 m3/tháng. Sự chênh lệch giữa lượng nước cấp và nước thải rất lớn, vậy lượng nước còn lại đổ đi đâu? Ngoài ra, Hào Dương còn hợp tác sản xuất với Công ty CP Thuộc da Sài Gòn tại lô C4 KCN Hiệp Phước. Hệ thống xử lý nước thải tại lô này đang xuống cấp trầm trọng. Trong quá trình sản xuất, Hào Dương cũng cho nước thải chảy ra hệ thống thoát nước mưa của KCN Hiệp Phước. Hepza đã yêu cầu công ty này ngưng sản xuất tại lô C4 từ cuối tháng 6-2012.

 

Bà Hạnh khẳng định Hepza đã làm đầy đủ các biện pháp và chức trách đối với những sai phạm của Hào Dương. “Hepza không chấp nhận những doanh nghiệp liên tiếp sai phạm, chúng tôi muốn xử phạt thật nặng và có thể đình chỉ hoạt động để làm gương cho các doanh nghiệp khác. Thậm chí trong buổi làm việc gần đây, tôi đã đề nghị HĐND TP công khai cách thức xử lý những trường hợp như thế nhưng Hepza không có thẩm quyền xử phạt hay đình chỉ. Hepza đã báo cáo với UBND TP về sai phạm của Công ty Hào Dương tại lô A18 và chờ chỉ đạo, đồng thời chuyển hồ sơ sai phạm tại lô C4 sang Công an TP và cũng đang chờ kết quả” - đại diện Hepza bức xúc. 

 

Mới đây, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an cũng đã kiểm tra và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường của Công ty Hào Dương. Đại tá Lương Minh Thảo, Cục phó C49, cho biết sẽ xử lý vụ việc thích đáng khi có kết quả phân tích.

 

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, Công ty Hào Dương vẫn còn nợ  640 triệu đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải truy thu các năm 2008, 2009.

 
(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công ty Hào Dương thách thức pháp luật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI