Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Cần khởi tố vụ án gây chết cá trên sông Bưởi của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình
(15:03:31 PM 09/05/2016)Kể từ sáng 04/5/2016, nhiều người dân ra sông Bưởi (đoạn chảy qua xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) phát hiện cá chết nổi khắp lòng sông.
Nước sông chuyển từ màu xanh đục và bốc mùi hôi. Những ngày tiếp theo, cá lồng nuôi của nhiều hộ dân phía hạ lưu sông Bưởi cũng chết hàng loạt. Phạm vi ghi nhận thủy sản chết ước tính 30 km dọc sông.
Không chỉ cá lồng, những loài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên vẫn tiếp tục chết nổi trắng mặt sông.
Bước đầu, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa xác định, "thủ phạm" gây ra hiện tượng cá chết trên sông Bưởi là do Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình (có trụ sở đóng tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) xả thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Trả lời trên báo chí, ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa), cho biết trong buổi làm việc với đoàn công tác của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi.
Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Đây là nguyên nhân khiến cá trên sông chết hàng loạt.
“Theo giải trình của lãnh đạo Công ty CP mía đường Hòa Bình, nhà máy đang trong quá trình chạy thử, hệ thống xử lý nguồn nước thải chưa được hoàn thiện nên nước thải được thu gom về một số hồ chứa nhỏ trong khu vực nhà máy. Đến ngày 3-4/5, do hồ quá đầy nên công ty đã xả nước thải chưa qua xử lý từ hồ chứa ra thượng nguồn sông Bưởi”, ông Bình thông tin.
Cũng theo ông Bình, phía Nhà máy khai nhận mỗi ngày thải ra sông khoảng 2.000-3.000 m3, nhưng con số này chưa được xác định cụ thể và có thể lớn hơn nhiều.
UBND tỉnh Thanh Hóa đang làm báo cáo thiệt hại đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh này nhanh chóng vào cuộc làm rõ hành vi xả thải của Công ty CP mía đường Hòa Bình, xử lý nghiêm sai phạm, đồng thời xem xét, có phương án đền bù thiệt hại cho người dân.
Trước tình trạng coi thường pháp luật, coi thường tài sản của người dân và môi trường sống, nguồn nước, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc khởi tố ngay vụ án để làm rõ hành vi xả thải chưa qua xử lý gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Mía đường Hòa Bình.
Điều 183, Bộ luật Hình sự quy định Tội gây ô nhiễm nguồn nước:
1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần khởi tố vụ án gây chết cá trên sông Bưởi của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.