»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:24:30 PM (GMT+7)

Các cơ sở vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2011

(08:52:10 AM 04/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Năm 2011, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã phối hợp với thanh tra Bộ Y tế tiến hành kiểm tra và đã ra quyết định xử phạt 25 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có những hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP.

 

Tin Môi Trường xin chuyển đến bạn đọc danh sách Các cơ sở vi phạm ATVSTP năm 2011 cũng như các hành vi vi phạm của các công ty đã bị xử phạt:

 

1.      Công ty Cổ phần Saman (địa chỉ tại số 978- 980 đường Láng, P.Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là dược phẩm,  (TPCN). Cục An toàn vệ sinh thực phẩm quyết định phạt tiền 10 triệu đồng, yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sai quy định đối với việc công ty đã quảng cáo trên tờ rơi sản phẩm Trắng bền Saman có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.
 
2.      Sau quyết định xử phạt lần thứ nhất, công ty Cổ phần Saman vẫn tái phạm với lỗi trên khi quảng cáo trên báo Dân trí, vì vậy, Cục ATVSTPđã quyết định xử phạt lần 2 với số tiền 10 triệu đồng, và yêu cầu tạm dừng việc quảng cáo sai quy định.
 
3.      Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú (trụ sở chính tại: 249/33B Tân Kỳ Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tiền thân là Công ty Cổ Phần Dược Thiên Nam, được thành lập ngày 12 tháng 02 năm 2009. Năm 2011, công ty Cổ phần dược phẩm Hoa Thiên Phú đã bị Cục ATVSTPxử phạt 7,5 triệu đồng và yêu cầu ngừng ngay việc quảng cáp sai quy định với hành vi quảng cáo thực phẩm giảm cân trên tờ rơi có nội dung không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
4.      Công ty TNHH thương mại Dược phẩm Nam Á (trụ sở tại số 42, Hèo Nhai, Ba Đình, Hà Nội) là công ty chuyên kinh doanh dược phẩm, Dịch vụ y dược cổ truyền, khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, Buôn bán và sản xuất trang thiết bị y tế, Buôn bán hàng điện tử, điện lạnh, Tin học, thiết bị viễn thông, Thiết bị văn phòng, Thiết bị đo lường.... Với hành vi lưu hành sản phẩm Định Suyển Hoàn có nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm không đúng với nhãn và tiêu chuẩn đã công bố, Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Nam Á đã bị xử phạt 3 triệu đồng và yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sai quy định.
 
5.      Ngày 30/05/2011, công ty TNHH thương mại Dược phẩm Nam Á lại tiếp tục quảng cáo Kim Thận Bảo trên báo Lao Động có nội dung không đúng với nội dung đã đăng ký. Với vi phạm này, công ty tiếp tục bị Cục ATVSTPxử phạt lần 2 với số tiền 7,5 triệu đồng và yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sai quy định. 
 
6.      Ngày 5/9/2011, công ty TNHH thương mại Dược phẩm Nam Á tiếp tục tái phạm khi vẫn quảng cáo sản phẩm trên trên báo Lao Động. Cục ATVSTPđã ra quyết định xử phạt lần 3 với số tiền 10 triệu đồng, yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sai quy định. 
 
7.      Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Đại Đông có trụ sở tại số 38, Ngõ 41, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội bị xử phạt 7,5 triệu đồng với hành vi vi phạm quảng cáo Viên nang Kình Nguyên Khang có nội dung không phù hợp với nội dung đã đăng ký. Cụ thể, trong năm 2011, Công ty này đã nhiều lần quảng cáo sản phẩm TPCN Kình Nguyên Khang trên tờ rơi với nội dung như thuốc chữa bệnh gây hiểu lầm cho người bệnh.
 
8.      Sau khi nhận quyết định xử phạt lần 1, Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Đại Đông vẫn tiếp tục quảng cáo sản phẩm TPCN Kinh Nguyên Khang và viên nang mềm dương hoắc nhung sâm lộc trên tờ rơi có nội dung không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký, được Cục ATVSTP xác nhận. Cục ATVSTP đã ra quyết định xử phạt lần 2 với số tiền 20 triệu đồng, yêu cầu dừng ngay việc phát hành các tài liệu quảng cáo có nội dung không đúng quy định, thu hồi và tiêu hủy các tài liệu quảng cáo có nội dung không phù hợp đã phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, cục cũng ra quyết định thu hồi hai giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đã cấp cho công ty này.
 
9.      Công ty TNHH Hoàng Dương (địa chỉ số 31/64 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) bị xử phạt 750.000 đồng với hành vi kinh doanh 2 sản phẩm sửa bột dành cho trẻ em từ 0- 12 tháng là Wakodo Hai Hai và trà tan Berley dành cho trẻ em từ 01 tháng tuổi trở lên có biểu tượng bình vú, đầu núm vú cao su và vú ngậm giả trên nhãn sản phẩm.
 
10. Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Nam Trân (21 Hà Huy Tập, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM) với hành vi quảng cáo sản phẩm Viên nang mềm Younger và viên nén bao phim Vit- Hair trên báo Thanh Niên ngày 12/04/2011 có nội dung không đúng với nội dung đăng ký quảng cáo, công ty này đã bị cục ATVSTP phạt tiền 7,5 triệu đồng và yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sai quy định.
 
11. Công ty TNHH Tuệ Linh (số 36, Lô M2, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) Trong năm 2011, công ty này đã bị cục ATVSTP xử phạt với số tiền 7,5 triệu đồng với hành vi quảng cáo Thất Diệp Linh trên báo Tuổi Trẻ ngày 11/04/2011 không đúng với nội dung đã đăng ký. Cục ATVSTP cũng yêu cầu công ty này dừng ngay việc quảng cáo sai quy định, chỉ được quảng cáo theo đúng quy định của pháp luật
 
12. Công ty TNHH Tuệ Linh tiếp tục vi phạm lần hai với hành vi quảng cáo TPCN Viên bách bệnh Tuệ Linh chưa đăng ký quảng cáo. Với sai phạm này, cục ATVSTP đã ra quyết định xử phạt lần hai với số tiền 10 triều đồng, cục cũng yêu cầu công ty này dừng ngay việc quảng cáo sai quy định, chỉ được quảng cáo theo đúng quy định của pháp luật.
 
13. Công ty TNHH Vitapure Hoa Kỳ (Xã Hưng Long, Huyện Văn Giang, Hưng Yên) công ty này cũng bị xử phạt lần đầu với vi phạm quảng cáo 09 sản phẩm TPCN trên tờ rơi không đúng với nội dung đã đăng ký, không đảm bảo các quy định VSATTP trong sản xuất. Cục ATVSTP đã quyết định xử phạt công ty trên với số tiền 11,5 triệu đồng, yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sai quy định.  
 
14. Ngoài ra, Cục ATVSTP còn phát hiện công ty này sản xuất kinh doanh 2 loại thực phẩm bổ sung FEZIM (siro) có hàm lượng sắt không đạt tiêu chuẩn công bố và TPCN END- DIA có hàm lượng B.subbtilis không đạt so với chỉ tiêu công bố. Cục ATVSTP đã ra quyết định xử phạt lần 2 đối với công ty trên với số tiền 11,5 triệu và đình chỉ lưu thông, thu hồi lô sản phẩm không đạt yêu cầu.
 
15. Công ty TNHH TM Vạn An (địa chỉ tại 112 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) bị cục ATVSTP xử phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sản phẩm sữa bột dinh dưỡng HIPP1 và HIPP1 PLUS dùng cho trẻ nhỏ từ 0- 6 tháng tuổi trên Website của công ty, mặc dù các sản phẩm này bị cấm quảng cáo..
 
16. Công ty cổ phần G và P Mama Sữa non (Địa chỉ: Số 20, Ngõ 134 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội) với hành vi kinh doanh thực phẩm Mama sữa non Star 3 không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty này đã bị xử phạt 4 triệu đồng và yêu cầu công ty chỉ được lưu hành sản phẩm này đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
 
17. Công ty TNHH SX TM DV Lê Mây (địa chỉ số 10, đường 32, ấp Bình Khánh 2, Phường Bình An, Q.2, TP.HCM) bị phạt 12,5 triệu đồng với hành vi quảng cáo sữa bột Hagukumi trên website của công ty có nội dung không được quảng cáo theo quy định (Vi phạm khoản 1, điều 6 Nghị định 21.NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ)
 
18. Công ty cổ phần sữa sức sống Việt Nam (địa chỉ B9 Khu đô thị mới Đại Kim, P.Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị cục ATVSTP phạt 1,5 triệu đồng với hành vi kinh doanh sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa non Colosvita có nội dung ghi nhãn không đúng với nội dung đã công bố. Đồng thời, cục cũng yêu cầu công ty này dừng ngay việc bán sản phẩm có nhãn sai quy định như trên. Công ty chỉ được bán ra thị trường những sản phẩm có nhãn phù hợp với nhãn đã công bố theo đúng quy định của pháp luật.
 
19. Công ty TNHH chế biến thực phẩm Việt Úc (số 26A Lê Quốc Trinh, P.Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM) đã kinh doanh 2 sản phẩm sữa bột dinh dưỡng Growmilk bổ sung Lysine và sữa bột dinh dưỡng Growmilk nguyên kem có nội dung ghi nhãn không đúng như đã công bố. Với vi phạm này, công ty đã bị Cục ATVSTP phạt cảnh cáo, đồng thời yêu cầu khắc phục ngay những vi phạm về nhãn của các sản phẩm trên. Yêu cầu công ty chỉ được lưu hành các sản phẩm thực phẩm có nhãn ghi theo đúng quy định của Pháp luật.
 
20. Công ty cổ phần Dược- Trang thiết bị y tế Hòa Bình (Số 5A, Cù Chính Lan, P.Đồng Tiến, TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã có hành vi sản xuất, kinh doanh cốm vi sinh BIO- Euzemin New có chỉ tiêu vi sinh L.acidophilus không đạt so với hồ sơ công bố tiêu chuẩn của sản phẩm. Công ty này đã bị xử phạt 4 triệu đồng và yêu cầu dừng ngay việc lưu hành lô sản phẩm nói trên. Ngoài ra, công ty phải thu hồi toàn bộ sản phẩm đang lưu thông trên thị trường, có biện pháp khắc phục để đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng VSATTP của sản phẩm đúng như chỉ tiêu đã công bố.
 
21. Công ty Cổ phần Dược và vật tư Y tế Bình Thuận (192 Nguyễn Hội, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) bị phạt tiền 7,5 triệu đồng với hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm đặc biệt viên nang Tenamyd Tiger khi chưa đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, cục ATVSTP cũng yêu cầu công ty này dừng ngay việc quảng cáo sai quy định nêu trên.
 
22. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Châu Phong (địa chỉ Phòng 811, nhà D Vinaconex 3, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) bị phạt tiền 2 triệu đồng với hành vi nhập khẩu TPCN Viên nang Phục linh nhãn hiệu JuJi do công ty KHKT Y Dược Bách An (Trung Quốc) sản xuất có chứa chất Sibutramine. Ngoài ra, cục cũng yêu cầu công ty này đình chỉ việc lưu hành đối với lô sản phẩm trên.
 
23. Công ty cổ phần dược- Công nghệ sinh học BIOFOCUS (253 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) bị cục ATVSTP ra quyết đinh phạt 12,5 triệu đồng với hành vi quảng cáo sữa Smart Colustrum dành cho trẻ 12 tháng tuổi trên website của công ty
 
24. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Nhất Phát (Số 10, ngách 11, ngõ 52, Quan Nhân, Cầu giấy, Hà Nội) đã có hành vi quảng cáo sản phẩm bổ sung Colosmax 10 không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Công ty này đã bị phạt với số tiền 5 triệu đồng.
 
25. Công ty Cổ phần Dược- Công nghệ sinh học BIOFOCUS (số 54, Tây Hồ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) đã hai lần bị xử phạt với tổng số tiền là 16,5 triệu đồng với các hành vi vi phạm là quảng cáo sữa non Smart Colustrum dành cho trẻ 12 tháng tuổi trên website của công ty và kinh doanh 03 lô sản phẩm Cốm sữa non không đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP. Cục cũng đã buộc công ty này phải thu hồi và thiêu hủy 3 lô sản phẩm trên.
Trong tổng số 25 lượt cơ sở có quyết định xử phạt hành chính có 01 cơ sở bị phạt cảnh cáo, 24 lượt cơ sở bị phạt với tổng số tiền lên đến 194.750.000đ. Các sản phẩm vi phạm đã bị đình chỉ lưu hành, thu hồi, xử lý theo quy định. Các tài liệu quảng cáo đã được thu hồi và tiêu hủy…Đối với các cơ sở vi phạm nghiêm trọng, cục ATVSTP đã quyết định thu hồi các giấy tờ đã cấp.
Lê Ngọc Khanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các cơ sở vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2011

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI