Sống khỏe » Dinh dưỡng
Thịt heo siêu nạc chứa chất cấm "đầu độc" người dùng
(14:06:49 PM 29/09/2015)
Rất khó để người tiêu dùng có thể biết được thịt heo có chứa chất tạo nạc hay không.
Tại cuộc họp ngày 28/09, ông Phan Xuân Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. HCM cho biết: Trong tổng số 9 mẫu thịt heo được kiểm tra ngẫu nhiên và đang được lưu thông trên thị trường, 3 trong số đó dương tính với chất cấm (thuộc nhóm Beta-agonist gồm: Salbutamol, Ractopamine, Clenbuterot). Ba mẫu thịt này có nguồn gốc từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong vòng 9 tháng đầu năm 2015, khi kiểm tra tại các cơ sở giết mổ, Chi cục Thú y TP. HCM đã phát hiện 95 mẫu dương tính với chất cấm (18,41%) từ những lô hàng xuất phát từ các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Long.
Ông Trần Minh Thành - Phó phòng thanh tra Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết "Các chuyên gia đã cảnh báo ăn phải thịt lợn có tồn dư chất cấm thuộc nhóm beta-agonist sẽ bị ngộ độc.Về lâu dài tồn dư các chất này trong thịt heo có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí gây chết người."
Vì việc giết mổ, phân phối và tiêu thụ thịt trên thị trường diễn ra ngay trong đêm nên khi các cơ quan chức năng xác định được mẫu thịt dương tính với chất cấm thì chúng đã được bày bán trên thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.
Trước thông tin thịt heo được bày bán tràn lan trên thị trường, nhiều người nội trợ không khỏi hoang mang bởi trừ thịt gia cầm và thịt bò, hầu hết trong các bữa ăn gia đình thịt heo chiếm đến 70%.
Chị Lê Thị Trinh (ngụ quận 12) cho biết nghe thông tin heo siêu nạc có chứa chất độc hại rất sợ, đã chia sẻ kinh nghiệm “Ra chợ thấy miếng thịt nào nạc dính da thì né, chỉ chọn loại có mỡ dày rồi về nhà lóc bỏ phần mỡ, chỉ ăn nạc vì sợ chất béo động vật không tốt cho sức khỏe, tính ra đắt hơn thịt nạc nhưng đỡ lo hơn”.
Nhiều chị em nội trợ khác lại truyền nhau mua máy ozone để tẩy một phần các hóa chất độc hại có trong thịt. Tuy nhiên, nhược điểm loại máy này là sau khi cho thịt heo vào sục bởi máy ozone thì thịt có mùi hắc rất khó chịu, vì vậy dễ gây mất mùi vị đối với thịt.
Theo bà Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP. HCM, heo tạo nạc là vấn đề nhức nhối nhưng người tiêu dùng sẽ khó đòi được bồi thường nếu xảy ra vấn đề về sức khỏe vì không thể chứng minh được. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra từ gốc để bảo đảm sức khỏe cho người dân và nhanh chóng đưa ra các chế tài để bịt lỗ hổng về mặt pháp lý.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo chuỗi an toàn thực phẩm TP. HCM cho biết: Hiện nay TP. HCM đã có 2 đơn vị tham gia và đạt chứng nhận với sản lượng 350 con/ngày (được kiểm soát từ trang trại đến giết mổ tiêu thụ). Tuy nhiên, số lượng thịt heo này khi ra thị trường chưa được đóng gói, dán nhãn, logo nên vẫn trong tình cảnh "áo gấm đi đêm".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.