Sống khỏe » Dinh dưỡng
Thảo dược quý cho ngày hè
(09:24:54 AM 05/06/2012)
Rễ tranh thanh nhiệt
Rễ tranh còn gọi là rễ cỏ tranh, Đông y gọi là bạch bao căn, có vị ngọt, tính hàn. Rễ tranh có tác dụng làm mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, trị bứt rứt, khát nước do nội nhiệt, tiểu tiện không thông, người hay bị chảy máu cam, ho suyễn do phế nhiệt... Rễ cỏ tranh thường dùng làm thức uống giải nhiệt, làm nước tắm để tẩy độc cơ thể và có thể chữa bệnh sốt, nóng.
Bạn có thể chế biến thức uống từ rễ tranh kết hợp với mía lau, gừng, làm nên một thức uống giải nhiệt thơm ngon, hấp dẫn: Dùng mia lau (300g), rễ tranh (100g), đường phèn (50g), gừng (10g) nấu với nước, để nguội, lấy nước trong để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc dùng với đá.
Mát vị rau đắng
Rau đắng là loại rau không thể thiếu trong bữa ăn của người Nam Bộ, là món "đặc sản" quen thuộc của giới bình dân xứ đồng bằng châu thổ, có hai loại: rau đắng biển và rau đắng đất. Rau đắng có tác dụng làm mát gan (co kích thích tiết mật, nhuận tràng), lở miệng do nóng trong người, viêm nha chu, chảy máu răng, chữa tiểu buốt, giải độc, mụn nhọt, vàng da. Lá rau đắng còn được sử dụng để xông hơi trị ho, cảm và viêm phổi. Nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày có thể ngừa sạn thận và sỏi mật...
Ngủ ngon với trà hoa cúc
Trà hoa cúc gồm 2 loại là hoa cúc vàng và hoa cúc trắng. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe: trị đau mắt, dạ dày, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau nửa đầu, hỗ trợ tiêu hóa... Đặc biệt, loại thảo dược này còn hữu ích trong việc cải thiện sắc đẹp của phụ nữ: làm sáng da mặt, giảm quầng thâm mắt, giúp ngủ ngon.
Rau má bổ dưỡng
Rau má là loại rau thông dụng chứa nhiều vitamin, khoáng chất... có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa và chữa nhiều chứng bệnh về da. Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn rau má ở dạng tươi sẽ rất tốt, góp phần duy trì cơ thể trẻ trung, tươi tắn.
Đặc biệt phần nước sắc từ lá rau má có tác dụng hạ huyết áp, giúp tăng trí nhớ, thị lực. Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt, các chứng phù. Đồng thời, rau má còn hữu ích trong việc điều trị một số bệnh: viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản, các bệnh trĩ, phong...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Uống ca cao, quý cô thay đổi ngạc nhiên sau 8 tuần
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.