Sống khỏe » Dinh dưỡng
Tác dụng có ích của nước vo gạo
(10:12:02 AM 14/11/2013)Ảnh IE
1.Chống lão hóa da
Trong nước vo gạo có chứa Vitamin B5 rất có lợi cho da, vì thế bạn có thể dùng nước vo gạo rửa mặt hay tắm thường xuyên để ngăn chặn sự lão hóa và giúp da trở nên bóng đẹp hồng hào. Hãy pha chế theo cách sau: Cho gạo trắng đã rửa sạch sơ qua cộng thêm một ít nước lạnh vào máy xay, sau khi xay xong hãy đổ nước gạo xay lần 1, rót tiếp nước lạnh vào máy để xay tiếp lần 2.
Tiếp đó giữ cho nước gạo của lần xay thứ 2 này qua một đêm để nó lắng lại, gạt lấy chỗ nước màu trắng sữa. Và cuối cùng là pha nước gạo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1,5 rồi dùng thay cho sữa rửa mặt hoặc sữa tắm. Riêng pha chế nước gạo dùng để rửa mặt nên cất ở ngăn lạnh, song không được để quá 2 ngày nếu không nước sẽ bị lên mốc và biến chất.
2.Là nước tẩy trang hiệu quả
Dùng bông phấn thấm qua nước vo gạo lau nhẹ lên khắp mặt. Dùng nước vo gạo thay nước tẩy trang trong thời gian dài sẽ làm cho da từ từ trắng sáng, mịn màng và bạn cũng không cần phải lo lắng về bất cứ một tác dụng phụ nào có thể xảy ra với da mặt của bạn như các loại nước tẩy trang khác. Tuy nhiên bạn cần nhớ, sau khi dùng nước vo gạo, phải rửa sạch mặt với nước ấm.
3.Mịn da, làm mờ vết thâm mụn
Dùng nước lạnh để rửa qua gạo, sau đó vò gạo thật mạnh bằng một lượng nước vừa đủ. Bỏ 2 nước đầu. Hứng chỗ nước vo gạo lần thứ ba này vào một chiếc thau sạch, giữ qua một đêm thì chắt phần nước gạo trong để riêng ra (nhưng đừng vội đổ đi nhé) và giữ lại chất lắng đọng ở dưới đáy.
Dùng chỗ nước gạo lắng đọng này đắp lên mặt, da và massage da khoảng 15-20 phút cho tới khi lớp bột gạo khô đi. Thực hiện thao tác tương tự cho đến lúc hết chỗ nước gạo này. Đến lớp mặt nạ cuối cùng được đắp thì chờ cho lớp bột gạo khô tự nhiên rồi dùng tay nhẹ nhàng phủi lớp bột đi, gột sạch bằng nước vo gạo trong vừa chắt ra ban nãy. Cuối cùng là dùng nước lạnh rửa lại một lần nữa. Với cách làm đẹp này, bạn nên thực hiện với mật độ 1 tuần/lần. Lỗ chân lông sẽ được làm sạch, lấy đi bụi bẩn và vết thâm cũng giảm rõ rệt.
4.Trắng răng, thơm miệng
Sau mỗi lần vo gạo hàng ngày, bạn hãy giữ lại nước gạo để súc miệng. Nó sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh liên quan đến răng, miệng. Loại nước súc miệng này không chỉ làm cho hơi thở của bạn thơm tho và sạch sẽ hơn mà còn giúp hàm răng xỉn màu của bạn trở nên trắng bóng hơn mà không cần phải nhờ đến bác sĩ nha khoa.
5.Hết xơ và gãy tóc
Sau khi vo gạo, bạn hãy đổ nước vo gạo vào một vật đựng có nắp (bình, chai…) bằng sành hoặc sứ (tuyệt đối không được bằng chất liệu thủy tinh) rồi đậy kín lại và để ở nhiệt độ khoảng 20oC. Sau 10 ngày khi thấy nước gạo trong bình có mùi thơm và hơi chua là có thể đem ra sử dụng.
Bởi lúc này nước gạo đã lên men thành dung dịch axit loãng có khả năng bảo vệ tóc. Cách này có khả năng lưu giữ hàm lượng dinh dưỡng vitamin A và C giúp tóc óng mượt, vitamin B giúp các tế bào sắc tố màu đen trở nên đen hơn. Khi dùng để gội, bạn nên xoa nhẹ nước gạo đã pha chế lên chân tóc, mát xa nhẹ nhàng khắp các chân tóc và gội lại bằng nước sạch. Áp dụng cách này 2 lần/tuần, mái tóc của bạn sẽ đen óng ả và khỏe mạnh.
6. Có thể thay thế thuốc tẩy
Với những chiếc áo sơ mi bị ngả màu lâu ngày hay bị dính các vết bẩn cứng đầu ở các vùng như cổ áo, tay áo,… thì giờ đây bạn không còn phải lo lắng việc dùng thuốc tẩy tuy có khả năng loại bỏ những vết bẩn cứng đầu kia nhưng việc sử dụng lâu ngày có thể làm mất màu tự nhiên hay làm hư chất liêu vải vốn có. Nước vo gạo, một phương pháp tự nhiên có thể giúp bạn loại bỏ những vết bẩn trên và có giúp bạn không phải lo lắng về những việc đó. Sau khi vo gạo xong, hãy lấy nước vo gạo cho vào một chiếc thau. Đem những chiếc áo sơ mi đã ngả màu hay bị dính các vết bẩn ngâm vào trong nước vo gạo ấy từ 30-45 phút. Tiếp đó, vớt những chiếc áo sơ mi kia ra vò và giặt sạch qua một lần thì những vết bẩn kia sẽ tự nhiên biến mất.
7. Có thể dùng làm thực phẩm cho những người đang ốm
Trong gạo có nhiều vitamin bị hòa tan trong nước cho nên khi vo gạo, một phần lớn vitamin đã hoà tan vào nước. Đây chính là những vitamin rất tốt cho cơ thể. Vo sạch gạo ở 2 nước đầu, sử dụng nước vo gạo thứ 3 (thứ nước đã được loại bỏ sạch cặn bẩn, có mùi thơm và có màu trắng sữa). Sau đó cho vào nồi, bắc lên bếp và nấu đến khi sôi và hơi đặc lại. Sau đó cho vào chén và sử dụng. Thứ nước này rất tốt cho trẻ em, người đang ốm hay sau khi bệnhvà thể sử dụng thường xuyên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.