Sống khỏe » Dinh dưỡng
Sức khỏe và nước ngọt có ga
(11:03:43 AM 10/11/2014)Uống nước ngọt có ga có thể khiến cơ thể bị lão hóa nhanh như việc hút thuốc lá, nghiên cứu này của các nhà khoa học khiến không ít người tiêu dùng phải giật mình. Thực tế, tác hại của nước ngọt có ga chỉ xảy ra khi dùng thường xuyên hằng ngày với số lượng lớn.
Mỗi ngày uống 240ml già nhanh hơn 1,9 tuổi
Mới đây, GS Elissa Epel thuộc trường Đại học California (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu uống nước ngọt có ga trong thời gian dài sẽ làm cơ thể lão hóa nhanh như việc hút thuốc lá. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 14 năm trên 5.309 người trưởng thành cho thấy, lượng đường cao được hấp thụ qua việc uống nước ngọt có ga là tác nhân gây lão hóa cơ thể, tốc độ lão hóa tương đương với tác hại gây ra do hút thuốc lá. Trung bình mỗi ngày một người uống khoảng 240ml thì cơ thể sẽ già đi khoảng 1,9 năm so với bình thường.
Với hàm lượng 600ml mỗi ngày, người dùng sẽ già đi khoảng 4,6 năm. Lượng đường cao trong nước ngọt có ga chính là nguyên nhân gây hiện tượng lão hóa, co ngắn kết cấu Telomere trong tế bào, ảnh hưởng đến tuổi và độ lão hóa của con người. Nghiên cứu cũng phát hiện thấy lượng đường cao trong nước ép trái cây, thậm chí cao hơn trong nước ngọt có gas nhưng lại không hề làm co ngắn Telomere.
GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, có thể đó là nghiên cứu dựa trên một loại đồ uống cụ thể nào đó chứ khó có thể nói nước ngọt có ga làm cho con người nhanh già hơn. Nhưng cũng phải khẳng định rằng, uống nước ngọt có ga hằng ngày, đặc biệt là trẻ em, vừa tốn tiền vừa không mang lại dinh dưỡng nào cho cơ thể.
Đó là chưa kể đến nguy cơ có những chất lạ mà nhà sản xuất đưa vào chúng ta không thể biết. Ngay cả đường hóa học cho vào nước ngọt cũng có thể không sạch, độ tin cậy của những sản phẩm này là thấp. Và ở góc độ nào đó, nạp quá nhiều đường vào cơ thể thì đương nhiên lão hóa nhanh hơn.
Độc hại nhất là chất hóa học trong đồ uống
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nước ngọt có ga là loại đồ uống phổ biến trên thế giới hàng trăm năm nay. Bản chất của ga trong nước uống chính là CO2, có tác dụng bảo vệ cho nước không bị vi sinh vật phát triển, ức chế hoạt động của chúng với tư cách như một chất bảo quản. Loại khí sinh học này không gây ra phản ứng hóa học, nếu có thì cũng chỉ tạo ra một loại axit rất yếu trong nước uống, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Khi đi vào cơ thể, nước có ga sẽ làm nhiệt trong người thoát ra, đẩy ra cuống họng, kích thích vị giác, làm tăng khẩu vị và cảm giác thèm ăn của người uống. Nếu bia mà không có ga thì chỉ là một loại nước bỏ đi.
"Độc hại nhất trong nước ngọt có ga là đường và các thành phần phi tự nhiên mà nhà sản xuất cho vào. Khi làm ra loại đồ uống này, chắc chắn người ta phải pha chế rất nhiều thứ không phải là chất tự nhiên vào đó. Các chất này chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ. Nên nước ngọt có ga không bổ béo gì, sử dụng nhiều vừa tốn tiền, vừa làm tăng cân, dễ dẫn đến béo phì mà lại không phải là chất béo. Nước ngọt có ga đơn giản chỉ là làm tăng vị giác, như một hình thức đưa nước vào cơ thể khiến người uống cốc nước đó không nhàm chán, có thể uống nhiều, uống hằng ngày được. Vị và mùi dễ chịu nên nó "đánh lừa cảm giác". Có thể nói đây là loại nước không có lợi cho sức khoẻ", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích.
Các chuyên gia cho biết, nếu sử dụng với số lượng ít, thi thoảng mới uống thì nước có ga là vô hại, nhưng nhiều trẻ em hiện có sở thích uống những chai nước ngọt hằng ngày. Đây là thói quen xấu cho sức khoẻ mà cha mẹ cần phải chấn chỉnh con cái, tránh bị những loại nước ngọt này đánh lừa giác quan, gây hại cho sức khoẻ.
Theo các chuyên gia, tiêu thụ quá nhiều nước ngọt sẽ khiến một số trẻ không ăn đủ lượng thức ăn giàu các chất dinh dưỡng trong bữa chính, không uống đủ sữa và đưa tới mất cân bằng năng lượng làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Một số nước ngọt có ga chứa phosphoric, khi hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, làm giảm nguồn canxi cung cấp cho quá trình tạo xương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Uống ca cao, quý cô thay đổi ngạc nhiên sau 8 tuần
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.