»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:17:13 PM (GMT+7)

Sữa độc, sữa xúc bằng xẻng hại trẻ em Việt Tin mới nhất

(20:39:20 PM 30/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Thông tin về 3 sản phẩm sữa Similac, Karicare, Dumex bị nhiễm khuẩn khiến dân Thủ đô hoang mang, song ở ngoại ô và vùng nông thôn lại phản ứng bình tĩnh hơn. Thậm chí có nơi vẫn bày bán loại sữa đã bị thu hồi này.

Khảo sát trên một số địa bàn huyện Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội), một số đai lý vẫn còn bầy những sản phẩm Dumex, Similac, Karicare tuy không nhiều do ở quê, giá sữa này tương đối đắt, chỉ những gia đình khá giả mới cho con uống.

 
Sữa[-]độc,[-]sữa[-]xúc[-]bằng[-]xẻng[-]hại[-]trẻ[-]em[-]Việt
Sữa nhiễm độc vẫn được bày bán ở một số vùng nông thôn
 
Chủ đại lý sữa cho biết họ có biết 3 sản phẩm sữa bị nhiễm khuẩn phải thu hồi trên, song, do “khách hàng không biết thông tin nên chúng tôi vẫn bán bình thường”?!? Hai chủ đại lý nói thêm cũng không thấy đại diện các hãng sữa đến thu hồi sản phẩm, có thể do họ đã nhập qua nhiều đại lý trung gian.
 
“Do đại lý nhà tôi không lớn, lượng khách hàng cũng không nhiều nên bán hết lô này rồi tính tiếp”, chị Tiến - chủ đại lý sữa nằm trên đường 21 hướng đi Xuân Mai, cho hay.
 
Trong khi đó, các bà mẹ ở nông thôn người thì lo sợ, người thì bình thản trước thông tin một số loại sữa nhập khẩu bị nhiễm độc. Chi Liên, ngụ tại thôn 5 Thạch Hòa - Thạch Thất, người đã nhờ bạn bè mua hộ sữa Similac ở Hà Nội cho con, đã vào Internet tìm hiểu thêm thông tin. Càng đọc chị càng thấy hoang mang, không biết con có sao không.
 
Trong khi đó, hai vợ chồng chị Hoàng Mai Hương ở Hòa Lạc, Thạch Thất đang cho con uống sữa Karicare. Anh chị buôn gà nên công việc quần quật cả ngày đến 19h30 mới xong nên ít xem thời sự. Song, khi nghe tin sữa bị nhiễm khuẩn độc, anh chị cũng cảm thấy bình thường và cho biết sẽ đổi sữa khác cho con.
 
“Trước kia ầm ý chuyện sữa nhiễm Melamine nhưng rồi có tin nào nói về hậu quả nó gây ra đâu. Rồi tất cả cũng ổn mà”, chị Hương vui vẻ nói.
 
“Cú sét đánh” và ngã ba đường
 
Còn nhớ, cách đây chưa đầy 2 tháng, ông Trịnh Quý Phổ - Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong một cuộc họp tiết lộ tại nhiều nhà máy sữa, công nhân vẫn dùng xẻng để xúc sữa đóng hộp, gây nguy cơ mất VSATTP cao...
 
Thừa nhận điều này, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) Bùi Trường Thắng cho hay,  không ít doanh nghiệp làm ăn chộp giật, công bố chất lượng sản phẩm trên bao bì thì tốt nhưng thực tế lại kém.
 
Không chỉ các bà mẹ đã “trót” cho con uống những loại sữa nằm trong danh sách thu hồi đợt này “mất ăn mất ngủ”, mà hầu hết các mẹ nuôi con nhỏ cũng đau đầu khi chọn mua sản phẩm sữa cho bé vào thời điểm này.
 
Chị Trần Ngọc Mai (29 tuổi, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) bức xúc, con chị uống Similac nửa năm nay, giờ nghe tin sữa nhiễm độc như “sét đánh ngang tai”, không biết cháu có bị ảnh hưởng gì không. “Mấy ngày nay, tôi đã ngưng dùng loại sữa này cho con nhưng cũng chưa chọn được sản phẩm thay thế. Nói thật, chọn mua sữa cho con không biết tin hãng nào. Tôi như đứng trước ngã ba đường, rẽ trái không xong mà rẽ phải cũng không đành”, chị Mai nói.
 
Chưa cho con dùng những loại sữa nằm trong danh mục thu hồi lần nay nhưng chị Phương Thu (nhân viên văn phòng một công ty có trụ sở tại phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rất hoang mang. Chị cho rằng, Fonterra là công ty sữa lớn nhất New Zealand và lớn thứ 4 thế giới, họ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho rất nhiều công ty sữa nên chắc chắn không chỉ có Similac, Karicare hay Dumex nhiễm độc. Rất nhiều công ty khác cũng nhập whey protein của hãng này nhưng có thể họ chưa dám công bố thông tin.
 
Anh Lê Văn Tuấn (32 tuổi, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) cho hay vài tháng trước, nghe tin một công ty sữa của Việt Nam dùng xẻng để đóng gói sữa bột, anh không dám mua sữa Việt cho con uống. Nay lại nghe thông tin sữa ngoại bị thu hồi, anh càng hoang mang không biết phải mua sữa gì cho con.
(Theo Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sữa độc, sữa xúc bằng xẻng hại trẻ em Việt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI