Sống khỏe » Dinh dưỡng
Sữa bột: Chớ tin quảng cáo
(23:26:11 PM 03/02/2016)>>Muốn không loãng xương, ngừng uống sữa!
Bảng thành phần dinh dưỡng trên hộp sữa bột dành cho trẻ từ 2-4 tuổi. Ảnh: T.Hạnh
Chưa chắc sữa đắt tiền đã tốt
Chọn sữa cho con là câu chuyện không bao giờ có hồi kết, nhất là khi thị trường sữa có hàng trăm loại như hiện nay. Đánh trúng tâm lý này, các hãng sữa ra sức nhấn mạnh vào các thành phần vượt trội như DHA, lutein, probiotic, sắt... giúp trẻ cao lớn, thông minh vượt trội.
Tuy nhiên, theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký hội Dinh dưỡng VN, các bậc cha mẹ không nên đặt lòng tin vào sữa như quảng cáo. "Chỉ nên coi sữa là loại thực phẩm tốt nhưng phải tỉnh táo để biết có tốt như quảng cáo và có đắt đến mức ấy không", ông nói.
TS Từ Ngữ khẳng định, dù có hàng trăm nhãn hiệu nhưng tất cả sữa công thức đều có thành phần tương đương nhau theo đúng tiêu chuẩn và quy định về sữa do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và các điều kiện thẩm định của mỗi nước quy định.
"Sữa bột là gì? Là nền sữa bò, họ làm cho bay hơi, làm mất đi một số chất không cần thiết như chất béo bão hòa gây khó tiêu cho trẻ, giảm lượng đạm casein gây khó tiêu hóa, tăng đạm whey và cho vào một số chất cần thiết như dầu ăn để tạo omega, đường lactose, các vitamin và khoáng chất sau đó tính toán xem đã gần sữa mẹ chưa", TS Từ Ngữ phân tích.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng phải cho vào trong sữa bột một số chất tạo kết dính và chất bảo quản để sữa không bị hỏng.
"Ví dụ sữa công thức cho trẻ em bị trớ, họ phải cho nhiều bột gạo, chất làm đặc để trẻ không bị nôn. Nếu trẻ dị ứng, họ sẽ thay thế đạm từ đậu nành hoặc đạm thủy phân", ông nói rõ.
Theo TS Từ Ngữ, Pháp đã chỉ ra chỉ cần vài trăm loại thuốc có thể điều trị được 99% các bệnh, các loại thuốc khác chỉ thêm một ít biệt dược để đẩy giá lên và sữa cũng vậy, chỉ cần thêm 1 ít chất này, 1 tí chất kia là giá lên chót vót. Do đó chưa chắc sữa đắt tiền đã tốt.
Đừng ảo tưởng về DHA, lợi khuẩn
Đây là 2 thành phần nổi trội được các hãng sữa bột quảng cáo có thể giúp trẻ phát triển não bộ, tăng cường hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, TS Từ Ngữ khẳng định, mỗi DHA sẽ không giúp trẻ thông minh được. Muốn thông minh, phải do gen và phải trên nền chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì DHA mới hấp thu, chuyển hóa được.
"Tương tự, men của vi khuẩn giúp hỗ trợ về mặt hấp thu chất dinh dưỡng, nhưng đi theo cơ chế từ cao đến thấp, nên chưa chắc đã hấp thu vào ruột. Thứ hai, nếu vào ruột, hệ thống nhung mao của đứa trẻ chưa chắc đã hấp thu được.
Thứ ba, men tiêu hóa phân hủy các chất dinh dưỡng thành các thành phần nhỏ nhất để cơ thể hấp thu, đường đơn sẽ hấp thu tốt hơn đường đa, trong khi sữa công thức có chứa vô số các thành phần. Vì vậy, chỉ nên coi probiotic là phần nhỏ trong cơ chế hấp thu chứ không phải hệ tiêu hóa kém, đưa bio vào là hấp thu được", TS Từ ngữ phân tích.
Ông cũng chỉ rõ, các hãng sữa luôn nói bổ sung canxi, sắt trong sữa bột nhưng cần nhớ sắt trong sữa công thức không dễ hấp thu như trong sữa mẹ, còn nếu lượng đạm (protein) cao thì canxi cũng sẽ bị đào thải và thực tế lượng đạm trong hầu hết sữa bột đều cao.
"Hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đưa vào sữa công thức thường cao hơn so với nhu cầu của trẻ. Chưa kể khi các chất này tương tác với nhau, đứa trẻ hấp thu được bao nhiêu vẫn chưa có câu trả lời, nhưng trước mắt, cứ có các thành phần ấy là giá cao", TS Từ Ngữ nói.
TS Từ Ngữ cảnh báo, tâm lý mua sữa bột theo quảng cáo, theo kiểu "truyền miệng" như hiện nay rất nguy hiểm, khiến trẻ thừa, hoặc thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Chưa hết, nhiều người có xu hướng sính sữa ngoại, sữa xách tay mà không hề biết sữa đó nghiên cứu trên thể trạng dân tộc khác, chưa chắc phù hợp với Việt Nam, có thể gây dị ứng.
"Có thể nói sữa mẹ và sữa công thức nhìn thì giống nhau như miếng thịt bò nhưng uống sữa mẹ là thịt bò, còn sữa công thức là thịt lợn nên sữa mẹ là không thể thay thế được", TS Từ Ngữ đưa ra lời khuyên.
Trường hợp bắt buộc phải uống sữa công thức do mẹ thiếu sữa, TS Từ Ngữ khuyên nên dùng sữa bột toàn phần, không thêm, bớt gì. Sau đó nếu trẻ cần chất A, chất B thì bổ sung bên ngoài. Như vậy vừa rẻ, vừa dễ hấp thu.
Theo TS. Từ Ngữ, trong sữa mẹ có rất nhiều chất chống oxy hóa, nhiều kháng thể (đặc biệt là sữa non) khiến vi khuẩn không phát triển được. Do vậy nếu được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trẻ ít ốm, sốt. Sữa mẹ trong quá trình sản xuất có khả năng tự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của đứa trẻ mà không có bất kỳ sữa công thức nào làm được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.