»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:09:38 PM (GMT+7)

Sẽ bỏ khái niệm sữa tiệt trùng

(09:40:05 AM 27/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Bộ Y tế cho biết trong tuần tới sẽ ban hành quy định bãi bỏ khái niệm sữa tiệt trùng để thay bằng các khái niệm sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp

Theo dự thảo của Bộ Y tế, sữa dạng lỏng được phân thành 7 loại, trong đó quy định rạch ròi nhóm sữa tươi và sữa tiệt trùng, giúp người tiêu dùng hiểu được bản chất thực của từng loại sữa, tránh nhầm tưởng các loại sữa dạng lỏng đều là sữa tươi.

 
Làm rõ khái niệm sữa tươi
 
Mới đây, tại cuộc họp về sửa đổi Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng do Bộ Y tế tổ chức, khái niệm sữa tiệt trùng được các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội thống nhất bãi bỏ, thay thế bằng khái niệm sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp.
 
Sẽ[-]bỏ[-]khái[-]niệm[-]sữa[-]tiệt[-]trùng
Người tiêu dùng dễ nhầm lẫn sữa tươi với sữa hoàn nguyên Ảnh: Tấn Thạnh
 
Hiện nay, việc phân loại sữa dạng lỏng được áp dụng theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng do Bộ Y tế ban hành năm 2010, với 7 loại: sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc và sữa cô đặc có bổ sung chất béo thực vật. Trong số này, khái niệm sữa tiệt trùng vẫn được nhiều người hiểu nhầm là sữa tươi.
 
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, tại dự thảo Quy chuẩn QCVN 5-1:2017/BYT, nhóm sữa tươi được phân thành 4 nhóm: sữa tươi nguyên chất (chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất cứ thành phần nào), sữa tươi nguyên chất tách béo (được tách chất béo và không bổ sung hoặc tách bớt bất kỳ thành phần nào), sữa tươi (chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế thành phần của sữa) và sữa tươi tách béo. Với sữa tiệt trùng được chia thành 3 nhóm: sữa hoàn nguyên (làm từ sữa bột, thành phẩm gần như sữa tươi), sữa pha lại (sản xuất từ sữa bột) theo đúng quy định quốc tế (Codex stan 206-1999) và tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành (TCVN 11216:2015), sữa hỗn hợp (được dùng để chỉ loại sữa làm từ cả sữa bột (hoặc sữa đặc) và sữa tươi thay vì chỉ quy định chung là nhóm sữa tiệt trùng tại quy định ban hành năm 2010.
 
Tránh nhầm lẫn
 
Lý giải cho việc cần thiết phải thay đổi khái niệm sữa tiệt trùng, một số chuyên gia nhận định sữa tươi nguyên liệu được sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu sữa bột. Do thiếu nguyên liệu, nhiều DN nhập khẩu sữa bột về để pha thành sữa nước, còn gọi là sữa hoàn nguyên và đánh tráo khái niệm, bán nhập nhèm dưới dạng sữa tươi. Như vậy, giá sẽ rẻ hơn, sản xuất nhanh hơn và DN được lợi hơn. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng cho rằng khái niệm sữa tiệt trùng không khuyến khích phát triển nguồn sữa tươi nguyên liệu một cách bền vững, thậm chí có dấu hiệu bảo hộ các DN sản xuất sữa nước từ sữa bột, ảnh hưởng tới mục tiêu của ngành nông nghiệp về phát triển đàn bò sữa và sản lượng sữa tươi, làm tổn hại đến lợi ích của người chăn nuôi và DN sản xuất, chế biến sữa tươi.
 
Trước đó, tại các hội thảo bàn về sửa lại khái niệm sữa, nhiều kiến nghị cũng cho rằng phân loại như vậy sẽ giúp thị trường được minh bạch hơn, giúp người tiêu dùng hiểu được bản chất thực của từng loại sữa chứ không còn tình trạng nhập nhèm. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nhìn nhận lâu nay, tại thị trường Việt Nam, sữa hoàn nguyên vẫn ghi nhãn là sữa tiệt trùng theo đúng quy chuẩn năm 2010 khiến người tiêu dùng tưởng đó là sữa tươi trong khi bản chất, tác dụng, giá trị dinh dưỡng của từng loại sữa khác nhau hoàn toàn, giá cả cũng khác nhau một trời một vực. Vì thế, phân loại thế nào, gọi tên ra sao để phản ánh đúng bản chất của mặt hàng đó là rất cần thiết, không để người tiêu dùng hiểu sai về bản chất, công dụng của hàng hóa. Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng thừa nhận yêu cầu đầu tiên khi sửa đổi quy chuẩn là phải minh bạch để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đưa ra các quy chuẩn mới phải phù hợp với điều kiện sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh sữa ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
 
Trước thực trạng này, tại hội thảo về sửa đổi Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng chủ trương sửa đổi tên sản phẩm sữa là đúng bản chất nguyên liệu, đúng theo tinh thần khoa học, thông lệ quốc tế. Sau khi thống nhất các ý kiến, Bộ Y tế sẽ ban hành quy chuẩn mới này. Các DN sản xuất và kinh doanh sữa cũng có thời gian nhất định để chuẩn bị cho việc chuyển đổi.
 
Việc làm cần thiết
 
Ông Trần Bảo Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Sữa quốc tế (IDP), cho biết ông ủng hộ việc sửa đổi vì gọi sữa tiệt trùng là sữa hoàn nguyên thực chất là "trả lại tên cho em". Người tiêu dùng cần biết nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm mình mua là sữa tươi hay sữa bột hoàn nguyên. Còn quyết định mua loại nào là quyền của người tiêu dùng. Về chất lượng, cần xem xét thành phần chính là đạm - béo - canxi, nếu sữa tươi và sữa hoàn nguyên có hàm lượng giống nhau thì dinh dưỡng là như nhau nhưng sữa tươi có hương vị tự nhiên hơn.
 
Ông Từ Minh Thiện, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM, người có thời gian tham gia dự án về sữa học đường, nhận xét việc sửa khái niệm sữa tiệt trùng là rất cần thiết để tránh sự nhập nhèm. Một số công ty sữa vẫn muốn giữ khái niệm cũ để nhập nhèm sữa tươi và sữa hoàn nguyên dù giá trị dinh dưỡng khác xa nhau để bán sữa bột pha lại với giá sữa tươi. Theo ông Thiện, sữa tươi là sản phẩm được xem là "độc quyền địa phương" mà nước ngoài không thể cạnh tranh do thời hạn sử dụng ngắn, thị trường ở cạnh vùng nguyên liệu. Thế nhưng thời gian qua, sữa tươi do nông dân sản xuất khó tiêu thụ do sự lập lờ giữa sữa tươi và các loại sữa dạng nước khác được pha lại từ sữa bột.
 
Theo một doanh nhân hoạt động lâu trong ngành sữa, do giá sữa bột nhập khẩu rẻ nên giá thành sữa tiệt trùng rẻ. Bên cạnh đó, sữa bột có thể cất trong kho để sản xuất dần, không như sữa tươi nguyên liệu, mua về không đưa vào chế biến ngay có thể phải bỏ. Do đó, DN kinh doanh sữa hoàn nguyên có nhiều kinh phí cho các hoạt động marketing, quảng cáo để thu hút người tiêu dùng. Về việc sữa hoàn nguyên được quảng cáo là bổ sung nhiều vi chất, doanh nhân này phân tích giá của những nguyên liệu không đáng là bao trong giá thành. Do đó, nếu sữa tươi vẫn bị đánh đồng với sữa hoàn nguyên, DN vẫn thích nhập sữa bột về pha hơn là phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ.
(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sẽ bỏ khái niệm sữa tiệt trùng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI