Sống khỏe » Dinh dưỡng
Những lợi ích tuyệt vời của trái thơm
(10:00:04 AM 18/05/2015)Nhờ nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, thơm là loại trái cây có thể ăn tươi hoặc chế biến thành thức uống tốt cho sức khỏe. Bổ sung thơm vào thực đơn hàng tuần có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh sau:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trái thơm là nguồn cung cấp tự nhiên nhiều hỗn hợp vitamin khác nhau. Trong đó, vitamin A, C, B1 và B6 cùng với phospho, kali và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa luôn ổn định và khỏe mạnh.
2. Ngăn ngừa huyết khối
Thơm có thành phần chống đông máu tự nhiên, thường xuyên ăn hoặc uống nước ép thơm có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong cơ thể.
3. Điều trị cảm cúm
Với thành phần vitamin C dồi dào, thơm giúp cơ thể chống lại triệu chứng cảm cúm. Ngoài ra, trong thơm còn có bromelain - một hợp chất giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng và ngực, điều trị ho hiệu quả.
4. Giúp xương chắc khỏe
Thơm còn tốt cho xương nhờ giàu magie, dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén nhỏ thơm có thể cung cấp hơn 60% nhu cầu magie hàng ngày.
5. Giảm triệu chứng viêm khớp
Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên, giúp chữa lành vết thương, làm giảm các tình trạng đau nhức xương khớp.
6. Giảm cân
Giàu năng lượng lại ít calo, thơm có thể dùng làm món tráng miệng hay thức ăn vặt mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong thơm cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón và tăng cường sự trao đổi chất.
7. Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng
Thơm giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng nhờ vào thành phần beta-carotene và vitamin A. Beta-carotene cũng giúp mắt làm quen với sự thay đổi ánh sáng nhanh hơn.
8. Vệ sinh răng miệng
Ngoài vitamin và khoáng chất, thành phần axit có trong thơm cũng tốt cho răng miệng giúp làm sạch hơi thở và mảng bám trên răng.
Tuy quả thơm nhiều công dụng nhưng người có bệnh về bao tử, phụ nữ mang thai những tháng đầu, người có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn thơm. Ngoài ra, thơm có thể gây rát lưỡi, nên sau khi gọt có thể ngâm nước muối loãng 5-10 phút, vừa giúp tránh rát lưỡi vừa đem lại vị ngọt cho thơm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.