Sống khỏe » Dinh dưỡng
NÊN và KHÔNG NÊN khi uống nước chanh
(15:07:20 PM 16/08/2015)
Bạn đã bao giờ vắt chanh vào nước chỉ đơn giản để tăng cường hương vị của nó? Thực tế, nếu biết uống nước chanh một cách khoa học sẽ đem lại rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của bạn.
Nước ép chanh tươi vắt vào nước có nhiều giá trị dược liệu, cũng như có thể làm sạch cơ thể, kích thích gan và cải thiện tiêu hóa, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nước chanh còn có nhiều công dụng nổi bật khác như sau:
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: Chanh giàu vitamin C - một chất có tác dụng như chất chống oxy hóa và có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch rất tốt. Hơn nữa, trong chanh còn có axit ascorbic - hợp chất chống viêm, nhờ đó uống nước chanh sẽ giúp bạn phòng bệnh hen suyễn, bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, acid ascorbic giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hợp chất Favonol Citrus trong chanh giúp kích thích gan đào thải độc tố, tăng axit clohydric có trong dạ dày, nhờ đó, hoạt động tiêu hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn.
- Đẩy lùi quá trình lão hóa: Với tính chất giàu vitamin C - thành phần rất thiết yếu cho làn da, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng và sáng bóng. Vitamin C còn tăng cường sức khỏe của da, giúp đẩy lùi nguy cơ lão hóa, nếp nhăn trên da.
- Giúp giảm cân: Trong chanh có rất nhiều chất xơ, giúp chống lại cảm giác đói và thèm ăn. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ ăn vặt hoặc ăn nhiều trong các bữa chính. Đây cũng là bí quyết giảm cân rất hữu hiệu mà nhiều người áp dụng.
- Cân bằng độ pH trong cơ thể: Chanh là thực phẩm có tính kiềm. Axit citric trong chanh có tác dụng giảm nồng độ axit trong cơ thể, cân bằng độ pH, tưc đó thức đẩy các hoạt động khác trong cơ thể.
- Chống trầm cảm: Với hàm lượng kali phong phú, uống nước chanh thường xuyên sẽ giúp não và hệ thần kinh hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các chứng bệnh trầm cảm.
Điều cần tránh khi uống nước chanh để an toàn cho sức khỏe:
- Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc: Vì chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.
- Không pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Mach ban dieu NEN va KHONG NEN khi uong nuoc chanh
- Không uống nước chanh khi đang đói: Nên uống nước chanh sau khi ăn khoản 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
Ngoài ra, những người âm hàn (thiếu dương khí), bị lạnh trong người, người bị đau dạ dày... không nên uống nước chanh vì có thể khiến cho cơ thể thêm lạnh và dễ bị cảm hàn, hoặc có thể sẽ làm đau dây thần kinh, làm cứng các khớp ngón tay, nhiễu loạn đường tiêu hóa, gây đau bụng...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.