Sống khỏe » Dinh dưỡng
Nấm mốc độc hại có trong sữa chua Chobani
(18:53:01 PM 14/07/2014)Loại nấm mốc này có thể gây nhiễm trùng ở người dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và thường kí sinh trong chuột, lây lan qua phân trong khoảng 10 ngày sau khi tiêu hóa.
Nấm mốc độc hại trong sữa chua Chobani rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa
"Thông thường khi nghĩ về tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong thực phẩm, mọi người luôn nghĩ nguyên nhân là do virus hoặc vi khuẩn, mà ít khi để ý đến tác nhân từ nấm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về nấm mốc gây bệnh và có quy định chặt chẽ hơn trong việc kiểm tra sản phẩm ngay từ cơ sở sản xuất," tác giả nghiên cứu Soo Chan Lee, nhà khoa học cấp cao tại Đại học Duke cho biết.
Nghiên cứu này dựa trên trường hợp của một cặp vợ chồng người Texas đã bị bệnh sau khi ăn thịt hầm nấu với sữa chua bị thu hồi. Vợ chồng này cho biết, món hầm được nấu chín trong khoảng thời gian khoảng 30 phút ở nhiệt độ hơn 190 độ C. Tuy nhiên, cả hai đều bị tiêu chảy, người chồng còn bị nôn sau khi tiếp tục ăn thịt hầm.
Cuộc nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra vỏ hộp sữa chua của cặp vợ chồng được để trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 20 độ C. Sau khi sử dụng công nghệ mã vạch DNA, nhóm nghiên cứu đã xác định được chính xác đây là loại nấm mốc nguy hiểm nhất có tên gọi là Mucor circinelloides forma circinelloides (MCC).
Tác giả nghiên cứu Joseph Heitman, giáo sư chuyên về di truyền học phân tử và vi sinh học tại Duke cho biết: "Có ba loài nấm mốc liên quan chặt chẽ với nhau và theo nhận định của chúng tôi thì một trong số đó có thể lây nhiễm cho người. Trong một số trường hợp, nấm mốc sẽ xuất hiện trong sữa chua và gây bệnh cho người."
Đánh giá hoạt động của chủng nấm, nhóm nghiên cứu đã tiêm bào tử từ nấm vào chuột qua tĩnh mạch đuôi và phát hiện thấy nấm có thể gây nhiễm trùng khiến bốn trong số năm con chuột mắc bệnh tiểu đường bị chết, kết quả cho thấy loại nấm mốc này có thể khiến con người bị suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi đưa bào tử vào miệng chuột lại thấy hiện tượng giảm cân nghiêm trọng chỉ ở một trong số năm con chuột thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các loại nấm mốc sống sót qua đường tiêu hóa của chuột có thể khiến cơ thể kí sinh bị suy giảm hệ miễn dịch. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa rõ việc liệu các loại nấm mốc này có lây nhiễm qua đường tiêu hóa hay sản xuất ra một số loại độc tố gây bệnh cho người hay không," Heitman cho biết.
Thêm nữa, các nhà khoa học đã giải mã bộ gen của nấm mốc để kiểm tra các tập hợp gen có thể tạo ra phân tử độc hại còn được gọi là chất chuyển hóa thứ cấp. Mặc dù họ phát hiện ra một số lượng gen có dấu hiệu, nhưng nhóm nghiên cứu cũng không chắc chắn việc nấm mốc chứa độc tố có gây ra triệu chứng tương tự cho những người tiêu thụ sữa chua bị ô nhiễm hay không.
Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng đã thử nghiệm 16 mẫu sữa chua Chobani khác nhưng không tìm thấy nấm mốc Mucor circinelloides trong sản phẩm. Các nhà khoa học yêu cầu tổ chức FDA Mỹ cho biết nhiều dữ liệu hơn về phân tích các sản phẩm bị thu hồi hoặc tìm hiểu về các mẫu vật mà cơ quan thí nghiệm đã mua, nhưng tổ chức đã từ chối yêu cầu này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.