Sống khỏe » Dinh dưỡng
Muốn không loãng xương, ngừng uống sữa!
(21:36:17 PM 02/02/2016)Hình ảnh những vận động viên thể thao rạng rỡ bên ly sữa mát lạnh khiến người xem không khỏi thèm thuồng: Thèm bộ xương được chắc khỏe, thèm luôn cả sữa họ uống. Cặp đôi hoàn hảo này khiến doanh sữa liên tục tăng từ những năm 1993. Và giờ đây, mỗi gia đình đều dự trữ thùng to thùng nhỏ các loại sữa đủ vị cho cả gia đình.
Thật “nhẫn tâm” khi kéo bức màn đẹp đẽ này xuống!
Thế nhưng cơ thể chúng ta hầu như không hấp thụ canxi từ sữa bò, mà nó lại kết hợp với độ pH trong cơ thể để làm mất canxi từ xương chúng ta.
Sữa tiệt trùng, tiệt luôn cả lợi khuẩn và dưỡng chất
Trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 104 lít sữa bò mỗi năm, nó và một số nước trong liên minh Châu Âu có tỷ lệ tiêu thụ sữa hàng đầu thế giới, nhưng cũng là các nước có bệnh nhân loãng xương cao nhất.
Nguyên nhân là trong quá trình tiệt trùng sữa, các lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt và phá hủy một hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng trong sữa, như Vitamin C và i ốt, thậm chí cả canxi – một thành phần thiết yếu giúp xương chắc khỏe.
Giống như tất cả protein từ động vật, sữa axit hóa pH của cơ thể và gây ra một sự điều chỉnh sinh học. Bạn biết đấy, canxi là một chất trung hòa axit tuyệt vời và nó được dùng để trung hòa độ axit có trong sữa. Khi canxi bị kéo khỏi xương, nó bị đào thải qua đường nước tiểu do đó dẫn đến tình trạng xương thiếu canxi trầm trọng.
Sữa ít béo vẫn gây béo phì
Bác sĩ nhi khoa nổi tiếng Đại học Harvard, David Ludwig cho rằng: Nó hoàn toàn không tốt như những loại sữa khác, đơn giản nó chỉ là thức uống được dán nhãn “low-fat” nên khiến nhiều người phát cuồng và tiêu thụ 3 ly mỗi ngày.
Nó đánh lừa bạn về việc không tăng cân dẫ đến tình trạng tiêu thụ vô tội vạ, chẳng mấy chốc bạn béo phì vì sữa không béo này.
sữa, loãng xương
Nghiên cứu này có sự hỗ trợ từ người đồng nghiệp Gitanjali Singh, trong đó có ghi chép rằng: Sữa có đường có liên quan đến 180.000 ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2010.
David cho rằng: Sữa ít béo phổ biến rộng rãi là do chiêu tiếp thị thông minh của nhà sản xuất, đánh vào tâm lý người tiêu dùng khiến họ dần nhận thức sai lệch về tác dụng của nó.
Hàm lượng chất béo bão hòa cần thiết để chống lại loãng xương thì ít đi, nhưng lượng đường lại tăng 13gr trong mỗi cốc sữa ít béo có đường.
Sữa thô có thể gây ung thư
Nếu bạn tưởng tượng khung cảnh những con bò mạnh khỏe được chăn thả trên đồng cỏ xanh mướt và không có thuốc trừ sâu, thì bạn đã nhầm to.
Bò “tự nhiên” không thể đáp ứng đủ sữa cho con người, vì thế chúng được tiêm hormone tăng trưởng ( gọi tắt: rBGH) để biến đổi gen và kích thích khả năng ra sữa của bò.
Trong khi rBGH bị cấm ở Nhật, Úc, Canada, liên minh Châu Âu do lo ngại về sức khỏe con người và động vật, thì ở Mỹ, nó lại được sử dụng rộng rãi để tăng sản lượng sữa từ 10% đến 15%.
Những con bò “nhân tạo” này có thể chứa hơn 20 loại kích thích, giảm đau và kháng sinh,…dẫn đến sữa của chúng có khả năng gây ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Và cuối cùng, sữa của bò là để cho bê, nó không hề là một lựa chọn tốt nhất cho xương của bạn. Hãy thay thế bằng ngũ cốc, hạnh nhân và sữa chua để đảm bảo sức khỏe toàn diện của bạn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.