Sống khỏe » Dinh dưỡng
Hàng loạt độc chất trong cà phê Starbucks Pumpkin Spice Latte
(11:16:02 AM 27/09/2014)
Cà phê Starbucks Pumpkin Spice Latte tiềm ẩn nhiều hóa chất gây hại cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa
Theo khảo sát từ phía bộ phận dịch vụ khách hàng của Starbucks, dưới đây là danh sách một số thành phần độc hại có trong cà phê sữa Starbucks Pumpkin Spice Latte:
Đường
Không thực sự bất ngờ khi lượng đường trong cốc Starbucks khá nhiều.
Sữa đặc và sữa đặc ngọt không béo
Cũng tương tự như sữa đậu nành và một số sản phẩm sữa khác, sữa trong cà phê Starbucks có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng.
Cari E160B màu
Mặc dù cari có nguồn gốc tự nhiên, nhưng nó vẫn có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực như: gây hại cho da, đường tiêu hóa, đường hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
Tạp chí Annals of Allergy đã từng đề cập đến một trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng do quá mẫn cảm với Cari. Ngoài ra, chất này còn làm giảm huyết áp trầm trọng. Thực tế, hóa chất Cari E160B màu chỉ có tác dụng duy nhất là làm tăng màu nâu đen cho cà phê mà thôi.
Chất tạo hương tự nhiên và nhân tạo
Thành phần tạo hương tự nhiên và nhân tạo có thể được giữ bí mật trong thương mại. Tuy nhiên, thực tế cả hai loại hương vị này thường chứa độc chất bột ngọt (MSG) gây béo phì trên động vật thực nghiệm.
Carmel màu E150D
Theo tờ Consumer Reports, "Loại màu nhân tạo này chứa một hóa chất dễ gây ung thư có tên là 4-methylimidazole (4-MeI)." Tiến sĩ Urvashi Rangan, chuyên nghiên cứu về chất độc kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm An toàn và Bền vững Thực phẩm thuộc Consumer Reports, cho biết thêm: “Không có lý do gì mà người tiêu dùng lại không tránh việc tiếp xúc với hóa chất độc hại tạo màu cho sản phẩm này”.
Loại chất chỉ có mục đích nhuộm màu cho thực phẩm vốn đã lâu này rất dễ gây hại cho người tiêu dùng.
Người dùng nên thận trọng với các hóa chất độc hại trong cà phê Starbucks Pumpkin Spice Latte. Ảnh minh họa
Muối
Hàm lượng muối lớn đến 240 mg natri là quá nhiều đối với một loại đồ uống duy nhất.
Kali Sorbate E202
Kali sorbat đã được chứng minh có thể gây đột biến trên người. Điều này đồng nghĩa với việc nó thể ảnh hưởng tiêu cực đến vật chất di truyền và gây bệnh, thậm chí cả ung thư.
Kem sữa béo
Thành phần này chứa ri-rô vani, ngoài ra còn có đường, nước, hương vị tự nhiên, kali sorbat, axit citric và caramel màu.
Pumpkin Spice
Pumpkin Spice trong sản phẩm được tạo nên từ quế, gừng, đinh hương và muối sulfite. Tuy nhiên, sulfite có thể gây bệnh hen suyễn lâu năm, thậm chí nó còn bị cấm trong nhiều loại thực phẩm như salad.
Theo Consumer Reports, "sulfite dễ gây các triệu chứng hen suyễn nặng đối với người nhạy cảm với sulfite. Ngoài ra, cơ thể thiếu chất sulfite oxidase, một loại enzyme cần thiết để chuyển hóa và giải độc sulfite, cũng dễ bị ảnh hưởng. Nếu không có enzyme trên, sulfite còn có nguy cơ gây tử vong. Tuy nhiên, trên trang web Starbucks.com không hề đề cập đến chất này trong sản phẩm Pumpkin Spice Latte mà chỉ được phát hiện thấy khi liên lạc với trụ sở chính của công ty và yêu cầu tìm hiểu thông tin về sản phẩm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.