Sống khỏe » Dinh dưỡng
Ép trẻ con ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa
(10:32:19 AM 19/05/2012)
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc - Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, sai lầm của các bà mẹ nuôi con nhỏ đó là, vì nôn nóng muốn cho con mình ăn được nhiều để mau lớn, nên cho bé ăn uống quá nhiều; hoặc bé còn nhỏ chưa ăn bột, hay ăn cơm được, nhưng cũng ráng ép bé ăn (vì nhiều người nghĩ rằng ăn cơm cho trẻ mau cứng cáp), nên dễ khiến trẻ bị đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Còn TS-BS Cao Thị Thu Hương (Viện Dinh dưỡng quốc gia) báo cáo tại hội thảo về chủ đề sức khỏe đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, do Viện Dinh dưỡng tổ chức ở TP.HCM hôm 15.5, thì cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị trục trặc liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó trẻ ở châu Phi và châu Á chiếm hơn một nửa.
|
Riêng ở Việt Nam, số liệu theo dõi của đơn vị khám tư vấn dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng trên 19.388 trẻ ghi nhận, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (như: tiêu chảy, nôn trớ, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đi tiêu phân sống) là hơn 47%. Còn tại Viện Nhi trung ương (Hà Nội), thống kê cho thấy rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy chiếm tỷ lệ khá cao ở trẻ, nhiều nhất là trẻ dưới 12 tháng (chiếm hơn 59%), kế đó là trẻ từ 1 đến dưới 2 tuổi (chiếm gần 40%), riêng trẻ từ 2-3 tuổi chiếm ít hơn.
Các bác sĩ cho rằng, hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy, để tránh các rối loạn như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh thì cần phải có phương pháp dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tùy từng tháng tuổi ở mỗi bé, các bà mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống.
Cần tránh sai lầm hay gặp như: cho ăn dặm cơm, bột quá sớm; “ham” cho bé ăn quá nhiều món trong ngày. Bác sĩ khuyên, khi cho bé ăn món mới nào đó, thì nên cho bé ăn món đó từ 2-3 ngày để bé quen, rồi mới đổi qua món mới khác, không nên cho bé dùng nhiều món mới trong một ngày; tránh ép bé ăn quá nhanh.
Những nôn nóng, hoặc sai lầm của các bà mẹ nuôi con nhỏ dễ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa. TS-BS Cao Thị Thu Hương cho rằng, khi bé bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, sẽ dẫn đến trẻ kém hấp thu, dung nạp các chất bổ dưỡng từ thức ăn; đưa đến kém phát triển, hoặc suy dinh dưỡng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.