Sống khỏe » Dinh dưỡng
Đông trùng hạ thảo: Không chữa được bệnh !
(14:45:07 PM 11/10/2011)
Chị Lê Hà Thái ở phố Hồ Xuân Hương (Hà Nội) kể, nghe bạn bè quảng cáo đông trùng hạ thảo dạng nước, một hộp 6 lọ (100ml) giá 400.000 đồng có tác dụng tích cực với nhiều bệnh như thận hư, đau lưng mỏi gối, ho hen, suy nhược cơ thể… và đặc biệt có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn, chị đã không ngại ngần mua năm hộp bồi bổ cho cậu con trai năm tuổi còi xương, biếng ăn. Nhưng uống hết cả năm hộp mà con trai chị không tăng cân nào, chứng biếng ăn vẫn y như cũ, chị phải quay sang tìm thuốc khác cho cậu ấm.
Hàng quý hiếm đâu ra lắm thế
Theo ghi nhận của phóng viên, trên thị trường hiện nay, đông trùng hạ thảo được bán chủ yếu ở dạng hàng xách tay với nhiều chủng loại: nước uống bổ dưỡng, dạng nước tinh chất, viên nén… với giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Loại nguyên bản có thể tìm thấy ở các cửa hàng thuốc nhưng vô cùng phong phú, có thứ đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, không ai biết chắc đâu là đông trùng hạ thảo thật, đâu là giả.
Lương y Vũ Quốc Trung, hội viên hội Đông y Việt Nam cho biết: đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý hiếm, sở dĩ mang tên như vậy bởi mùa đông nó là con sâu, sống dưới lòng đất sâu, mùa hạ nó ngoi lên mặt đất như cọng cỏ. Cỏ này lấy dinh dưỡng trong con sâu tạo ra vi nấm chứa hoạt chất sinh học. Do có giá trị dinh dưỡng cao, điều kiện sinh trưởng khó nên đông trùng hạ thảo rất quý, giá tương đương với vàng (nếu là đông trùng hạ thảo tốt). Những loại chiết xuất đang được rao bán trên thị trường có thể sử dụng phụ phẩm (đông trùng hạ thảo chưa đến tuổi, bị teo tóp, kém chất lượng) để sản xuất thành sản phẩm dạng viên, nước uống… Thực chất giá trị của các sản phẩm này như thế nào chưa ai nghiên cứu, cũng chưa có cách phân biệt thật giả.
PGS.TS Trịnh Văn Lẩu, chủ tịch hội Dược điển Việt Nam chia sẻ, đông trùng hạ thảo có xuất xứ ở Trung Quốc, mà nổi tiếng nhất là Đồng Nhân Đường. Ngay tại Đồng Nhân Đường cũng có nhiều loại khác nhau như loại 13 con bán với giá 1.400 USD, loại 20 con/gói là 200 USD… Hàng ở đây có độ tin cậy cao hơn cả, nhưng không phải ai cũng có điều kiện sang tận nơi để mua. Còn tại Việt Nam hiện có quá nhiều loại, thật giả vô chừng.
Do quý hiếm và khó trồng nên một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ đã nghiên cứu tạo ra hoạt chất từ vi nấm này bằng con đường sinh học. Giá của đông trùng hạ thảo làm bằng cách này rẻ hơn, chất lượng vẫn được đảm bảo.
Có một cách xác định đông trùng hạ thảo thật nhưng chỉ sau khi đã... mua về: đem hầm rồi quan sát hình dạng, mùi. Ảnh: Hồng Thái |
Dược liệu quý nhưng chỉ hỗ trợ sức khoẻ
Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, y học cổ truyền của Trung Quốc từ xưa đã coi đông trùng hạ thảo là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có nhiều tác dụng. Ngày nay, đây vẫn được coi là dược liệu quý hiếm và có giá trị cao bởi nó chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy đông trùng hạ thảo giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không phải thuốc chữa bệnh mà chỉ nên coi là thực phẩm chức năng, chỉ dùng khi cơ thể không khoẻ. Trẻ em có nhiều thứ có thể bổ sung, nên chưa đến lúc phải sử dụng đông trùng hạ thảo. “Bất kỳ bệnh gì cũng cần phải được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để đưa ra cách điều trị. Chỉ nên dùng đông trùng hạ thảo như bài thuốc hỗ trợ quá trình điều trị để tăng cường sức khoẻ chứ không phải thuốc chữa bách bệnh như nhiều người lầm tưởng và quảng cáo thổi phồng”, lương y Vũ Quốc Trung nói.
Trên thị trường không loại trừ có đông trùng hạ thảo giả làm từ cây thạch thảo, hoặc những thứ giống đông trùng hạ thảo rồi cắm cỏ vào. Lương y Vũ Quốc Trung có lời khuyên: “nên mua đông trùng hạ thảo ở cơ sở có uy tín. Đông trùng hạ thảo tốt là ninh lâu vẫn dai, không mủn, cọng cỏ ở đầu không nát, khi ninh toả ra mùi thơm, tanh như cá...”
Theo SGTT
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Uống ca cao, quý cô thay đổi ngạc nhiên sau 8 tuần
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.