Sống khỏe » Dinh dưỡng
Chất béo không xấu như lâu nay bạn vẫn nghĩ
(10:06:18 AM 06/05/2015)Tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ mang lại nhiều rắc rối cho sức khỏe. Tuy nhiên, chất béo lại là một trong những nhóm dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình hoạt động của các chức năng bên trong cơ thể. Nếu tiêu thụ vừa phải, chất béo sẽ mang lại nhiều lợi ích dưới đây:
Chất béo có lợi và chất béo có hại
Chất béo vừa có lợi và cũng có thể gây hại cho cơ thể. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thành phần cấu tạo cơ bản bên trong chúng. Các loại chất béo trans thuộc nhóm này. Đây là những chất béo bão hòa được hydro hóa một phần (không hoàn toàn). Hiểu một cách đơn giản, đây là nhóm chất béo có trạng thái đặc khi để ở nhiệt độ bình thường và chúng có nguồn gốc từ động vật hay thực vật.
Về mặt kỹ thuật, những loại chất béo này không có những liên kết đôi hiện diện trong cấu trúc hóa học của chúng. Chất béo trans là kết quả của một quá trình hydro hóa các phân tử axit béo bão hòa.
Các loại axit béo
Trong chất béo có hai loại axit béo: axit béo Omega-3 và các axit béo Omega-6. Cơ thể của chúng ta cần cả hai loại axit béo thiết yếu này nhưng Omega-6 được cho là có thể gây hại cho cơ thể nếu dư thừa. Những axit béo trans có chứa rất nhiều Omega-6 và chúng được xem là có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Phần lớn các kết quả nghiên cứu gần đây về mối liên quan giữa sự tích tụ chất béo và tình trạng sức khỏe đều có chung một quan điểm rằng một tỉ lệ cân bằng hợp lý giữa các axit béo Omega-3 và Omega-6 là vấn đề thiết yếu đối với sức khỏe.
Những lợi ích mà chất béo mang lại cho sức khỏe
Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim và các cơn đột quỵ: Omega-3 đã được chứng minh về khả năng làm giảm sự xuất hiện của bệnh tim và các cơn đột quỵ. Các axit béo này hiện diện trong các loại chất béo bão hòa, được cho là có hiệu quả trong việc làm giảm mức cholesterol “xấu” LDL và làm gia tăng lượng cholesterol “tốt” HDL.
Cholesterol HDL thường có trong các chất béo bão hòa như chất béo của trứng và dầu dừa, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở tim và điều chỉnh mức insulin trong máu nhờ vào tác dụng chống oxy hóa của chúng.
Cải thiện hệ thống miễn dịch: Các axit béo bão hòa được khẳng định về hiệu quả trong việc cải thiện các phản ứng miễn dịch của cơ thể vì chúng có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên.
Bổ sung chất ẩm cho da và mắt: Nhóm các axit béo bão hòa còn giúp cải thiện khả năng tiết dịch nhờn trong cơ thể. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng khô rát, thiếu độ ẩm ở trên da và mắt.
Kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư: Những kết quả nghiên cứu đã khẳng định các axit béo bão hòa mang đến chức năng chống ung thư vì chúng có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc kiểm soát sự phát triển của các tế bào không mong muốn ở bất kỳ vị trí nào bên trong cơ thể. Chúng đặc biệt có tác dụng tốt đối với một số loại ung thư như ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Hỗ trợ cho hoạt động của não: Những tài liệu nghiên cứu đã công bố đều cho thấy các axit béo bão hòa có tác dụng kiểm soát chứng loãng xương và hỗ trợ cho não hoạt động tốt hơn.
Vì cholesterol và các axit béo thiết yếu cũng là một trong những thành phần cấu thành của não bộ nên khi thiếu hụt các axit béo thiết yếu, khả năng hoạt động của não sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như tiềm thức trong não - những khu vực vốn được che phủ bởi nhiều các axit béo thiết yếu.
Cải thiện khả năng sinh sản: Khả năng sinh sản là một trong những vấn đề quan trọng nhất về sức khỏe của cả hai phái nam và nữ. Và ở cả hai giới, các hormon sinh sản cũng được tạo thành từ các loại chất béo thiết yếu. Bất kỳ sự thiếu hụt nào về lượng chất béo thiết yếu đều có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam lẫn nữ giới, khiến chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ trở nên bất thường, thậm chí gây mãn kinh sớm đồng thời còn làm xáo trộn mức hormon sinh dục nam ở cánh mày râu.
Cân bằng mức hormon trong máu: Các chuyên gia nghiên cứu đã khám phá ra rằng các loại axit béo thiết yếu chính là chất có khả năng kiểm soát quá trình đốt cháy chất béo và giữ cho tốc độ trao đổi chất trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, chúng hoạt động như những tác nhân điều chỉnh mức đường huyết. Nhóm các chất béo thiết yếu này còn tham gia vào quá trình gia tăng của các cơ bằng cách giữ cân bằng lượng hormon có trong máu sau khi cơ thể được rèn luyện bằng những bài tập thể dục.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.