Sống khỏe » Dinh dưỡng
Cây cao su khiến cầu thủ học viện HAGL Arsenal JMG bị còi đẹt?
(17:05:47 PM 24/04/2014)
Các cầu thủ Học viện HAGL Arsenal JMG khóa ngày mới tuyển sinh vào năm 2007 (ảnh TT&VH)
Không tiếc tiền chăm sóc cầu thủ tận răng
Trung tâm huấn luyện Hàm Rồng của CLB HAGL nằm dưới chân đỉnh Hàm Rồng, cách thành phố Pleiku chừng 12km, ngay quốc lộ 14. Trung tâm Hàm Rồng vốn được xây dựng vào năm 2000 giữa rừng cao su bạt ngàn của tập đoàn HAGL, khi bầu Đức nhảy vào làm bóng đá.
Năm 2007, khi mở học viện JMG, trên nền đã có sẵn bầu Đức đã đốn 5ha cao su để mở rộng làm thêm 4 sân bóng, xây dãy nhà ở và các khu chức năng, hồ bơi, phòng tạ… Đến đầu năm 2014, trung tâm Hàm Rồng mở rộng thêm khoảng 1,5ha từ rừng cao su liền kề để nâng tổng diện tích trung tâm lên khoảng 16ha với 8 sân bóng nhằm tuyển sinh cho các lứa của học viện trong tương lai.
Đánh giá chung về cơ sở vật chất, sân bãi, các chuyên gia và HLV trong lẫn nước ngoài khi đến trung tâm Hàm Rồng đều cho rằng đó là nơi “tuyệt vời”.
Thực đơn hằng ngày của ở trung tâm Hàm Rồng với 3 bữa chính, 2 bữa phụ cùng sữa, yogurt kèm theo
Bên cạnh việc đầu tư vật chất, bầu Đức cũng hết sức quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng cho các VĐV. Ngay từ lúc mới bước vào làm bóng đá, bầu Đức đã tiên phong trong việc mời hẳn bác sĩ thể thao về làm việc cho CLB Hoàng Anh Gia Lai. Và người được ông tín nhiệm là bác sĩ Đồng Xuân Lâm, một chuyên gia giỏi và nhiều năm phục vụ cho đội tuyển quốc gia Việt Nam ở các kỳ SEA Games, Tiger Cup. Năm 2010, bác sĩ Đồng Xuân Lâm sang Mỹ tu nghiệp khóa trung hạn về y học thể thao để nâng cao tay nghề.
Chất lượng bữa ăn ở trung tâm Hàm Rồng, nấu theo khẩu phần dinh dưỡng do bác sĩ Xuân Lâm, được xem là “ngon - tươi - sạch - nóng sốt”. Khẩu phần hằng ngày của các cầu thủ ở trung tâm Hàm Rồng luôn được bổ sung yagurt và sữa tươi.
Vào năm 2008, khi tuyển Việt Nam tập trung ở Hàm Rồng chuẩn bị cho AFF Cup và năm 2011 tuyển U.23 Việt Nam tập trung cho SEA Games 26, bữa ăn ở trung tâm Hàm Rồng được các tuyển thủ và HLV Calisto, Falko Goetz khen ngợi hết lời.
Song kết quả lại rất lạ lùng
Bầu Đức là người có tiếng hào phóng và ông nuôi quân kỹ càng, chăm sóc đến tận răng nhưng kết quả thu được về mặt thực tiễn lại không như mong đợi.
Đội 1 của HAGL từ xưa đến nay chưa bao giờ được đánh giá cao về mặt thể lực, sức bền cho dù họ được huấn luyện bởi các HLV ngoại quốc, mà người hiện nay là ông Choi Yoon Gyum đến từ Hàn Quốc, nơi nổi tiếng với phong cách chơi bóng ngồn ngộn thể lực, tốc độ.
Nếu đội 1 có thể lý giải là do các cầu thủ không trưởng thành ở Hàm Rồng mà từ nơi khác về thì các thông số về thể chất của cầu thủ Học viện HAGL Arsenal JMG mới đáng lo ngại.
Cuộc khảo sát, trắc nghiệm sau Cúp Tứ hùng NutiFood vào tháng 1.2014 tại TP.HCM, cùng cuộc khảo sát vào giữa tháng 2 vừa qua do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đo đạc tại Hàm Rồng, đều cho kết quả không như mong đợi về mặt thể chất của các cầu thủ HAGL Arsenal JMG.
Bảng khảo sát chiều cao, cân nặng của tuyển U.19 Việt Nam vào tháng 1.2014 cho thấy các cầu thủ của HAGL Arsenal JMG có thể chất kém hơn
Cụ thể, về mặt chiều cao thì cả khóa 1 của HAGL Arsenal JMG (sinh 1994-1996) chỉ có Lương Xuân Trường là cao 1,76m, còn lại đều từ 1,7m trở xuống. Đối chiếu với các cầu thủ góp mặt trong tuyển U.19 Việt Nam thì “gà nòi” của bầu Đức thấp bé, nhẹ cân hơn.
Tổng thể cuộc khảo sát tại Hàm Rồng với cả 3 khóa học viện đã được bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đánh giá: “Khảo sát 78 em thì 100% các em có chiều cao dưới chuẩn trung bình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó có 3 em suy dinh dưỡng, thấp còi”.
Mặc dù sự phát triển về thể hình, thể chất của con người được quy định bởi 3 yếu tố căn bản là: di truyền, dinh dưỡng, vận động; song kết quả đo đạc y tế cùng thực tiễn sân cỏ cho thấy điều gì đó “không bình thường” về mặt thể chất ở cầu thủ HAGL.
Cần đặt dấu hỏi về tác hại của cây cao su
Từ lâu khoa học đã chứng minh, cây cao su là loại thực vật có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Theo Wikipedia: “Cao su là một loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực rừng đang khai thác, nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3-5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài”.
Đối với việc sinh sống giữa rừng cao su cũng được Wikipedia khuyến cáo: “Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở gần rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao”.
Gần đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã kết luận: “Khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 30 độ C, cây cối trong thành thị sẽ sản sinh một lượng lớn chất Isoprene Cas RN và chất Pythoncidere đơn nhất, chúng sẽ kết hợp với N01v à N02 (nitrogen oxide), sản sinh một lượng lớn Ozon (O3) qua quang hợp và phản ứng hóa học phức tạp, gây phương hại tới đường hô hấp của con người. Cây cối xanh um trong bốn mùa rất dễ sản sinh hai chất kể trên, gỗ cứng nhất là cây bạch dương, cây cao su, cây liễu… cũng sản sinh chất Isoprene Cas RN, chủ yếu sản sinh chất Pythoncidere đơn nhất”.
Cây cao su được trồng nhiều và là cây lấy bóng mát chính ở trung tâm thể thao Hàm Rồng
Tóm lại, tác động tiêu cực của cây cao su đối với sức khỏe con người là khá rõ ràng và đặc biệt trong mùa khô ở Tây Nguyên khi nhiệt độ lên cao, qua chức năng quang hợp cây cao su ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe, nhất là khả năng hô hấp của con người và động vật sống xung quanh.
Xét về mặt “phong thủy”, có thể nói bầu Đức đã làm việc tối kỵ khi xây dựng trung tâm thể thao Hàm Rồng ngay giữa rừng cao su và cũng là cây tạo bóng mát chính ở trung tâm. Phải chăng chính cao su đã khiến các cầu thủ Học viện HAGL Arsenal JMG trở nên còi đẹt hẳn, bất chấp những đầu tư tốn kém về mặt dinh dưỡng của bầu Đức?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.