»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:15:01 PM (GMT+7)

Bao giờ ra được quy chuẩn cho Sữa học đường?

(16:06:41 PM 09/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Trong cuộc họp từ cuối tháng 6 về góp ý Dự thảo Quy định đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, một số doanh nghiệp sữa đã đưa ra nhiều ý kiến xung quanh tầm quan trọng của việc cần sớm có quy chuẩn đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.

Trong cuộc họp từ cuối tháng 6 về góp ý Dự thảo Quy định đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, một số doanh nghiệp sữa như: TH True milk, Vinamilk, Dalatmilk, Sữa Ba Vì, Nutifood, Cô gái Hà Lan đã đưa ra nhiều ý kiến xung quanh tầm quan trọng của việc cần sớm có quy chuẩn đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.

 
Doanh nghiệp thống nhất việc bổ sung 21 vi chất
 
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Giám đốc điều hành Nghiên cứu và phát triển của Vinamilk cũng chia sẻ “Công ty Vinamilk hiện đang quản lý hơn 50% số lượng đàn bò trên toàn quốc nên đáp ứng được nhu cầu sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, quan điểm của Vinamilk là sữa nào tốt nhất sẽ dành cho trẻ em, với kinh nghiệm triển khai Chương trình Sữa học đường và các tài liệu quốc tế sản phẩm đưa vi chất vào là tốt, tuy nhiên cần bắt buộc đưa vào chứ không chia ra bắt buộc hay không bắt buộc, như vậy doanh nghiệp dễ thực hiện. Về vi chất, theo Quyết định 1340 đề cập đến 4 mục tiêu do đó để đáp ứng các mục tiêu này thì phải bổ sung toàn bộ 21 vi chất”.
 
Phụ huynh băn khoăn “Chưa có tiêu chuẩn Sữa học đường, tại sao mỗi nơi một phách”? Ảnh: Internet
 
Đưa ra các ý kiến cụ thể góp ý cho dự thảo, ông Khánh nhấn mạnh “Trong dự thảo quyết định cũng nên thống nhất một cách ghi tại mục 2.1 và 2.2 để tạo sự rõ ràng, tránh sự hiểu lầm. Một vấn đề về việc quản lý sữa hiện nay chúng tôi đang chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương và Bộ Y tế, điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Về quy chuẩn của sữa tươi nguyên liệu đầu vào theo thông tư 29 để quản lý nguyên liệu đầu vào chứ không dùng để truy xuất nguồn gốc. Về vấn đề ghi nhãn, hiện trong dự thảo quyết định ghi theo Nghị định 43, đề nghị bổ sung thêm thông tư 43 ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế về quản lý thực phẩm chức năng. Trong điều 3 của dự thảo quyết định nên bổ sung Viện Dinh dưỡng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Đây là chương trình nhân văn nên đề nghị tổng kết sớm chương trình để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo đáp ứng được nhu cầu của người dân”.
 
Các công ty sữa đều thống nhất về việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường. Ông Nguyễn Hòa - Phó Chủ tịch HĐQT NutiFood đưa ra ý kiến: “Dự thảo quyết định lần này được biên soạn bám sát Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Về vi chất, thống nhất nên để vi chất bắt buộc, không để vi chất khuyến khích, nên chú ý khung hàm lượng vitamin vì vitamin sẽ bị giảm theo thời gian”.
 
Ông Nguyễn Thanh Đề - Quyền Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Đơn vị chúng tôi là đơn vị thụ hưởng, đồng quan điểm cái gì tốt nhất thì dành cho trẻ em, sau hơn 3 năm thực hiện trên toàn quốc mới có khoảng 20 tỉnh triển khai, trong đó có tỉnh mới chỉ xây dựng kế hoạch. Vấn đề thực tiễn triển khai chương trình rất khó khăn, theo ý kiến cá nhân, các vi chất đưa vào phải bắt buộc, quan điểm tốt nhất dành cho trẻ em là bổ sung 21 vi chất”.
 
Phụ huynh băn khoăn “Chưa có tiêu chuẩn Sữa học đường, tại sao mỗi nơi một phách”?
 
Lắng nghe các ý kiến của nhiều công ty sữa, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: “Tất cả các doanh nghiệp đã thống nhất về các loại sữa tươi tham gia Chương trình Sữa học đường gồm 2 loại: sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng, không đưa vào chương trình sữa tươi nguyên chất thanh trùng và sữa tươi thanh trùng do tình hình thực tiễn khí hậu, hạn sử dụng ngắn, điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, không đảm bảo an toàn thực phẩm… Về các vi chất dinh dưỡng, Bộ Y tế sẽ giao Viện Dinh dưỡng đề xuất các loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường nêu trên để Bộ Y tế quyết định, giao Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và Cục An toàn thực phẩm rà soát danh mục các vi chất do Viện Dinh dưỡng đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Bộ”.
 
Hiện Hà Nội và một số tỉnh, thành đang triển khai Chương trình Sữa học đường và bước đầu được các phụ huynh đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, quy chuẩn mà phụ huynh chờ đợi, nhà trường kỳ vọng vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế mới đưa ra quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường (ban hành năm 2017). Quy định này cũng chưa cụ thể về các vitamin, khoáng chất bổ sung vào sữa.
 
Chưa có quy chuẩn chính thức nên nhiều phụ huynh rất hoang mang. Chị Thu Hà (Quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Khi được nghe về Chương trình Sữa học đường, tôi rất băn khoăn không rõ loại sữa học đường mà con tôi đang uống sẽ được kiểm tra theo quy chuẩn nào và được bổ sung bao nhiêu vi chất. Vì không có quy định tiêu chuẩn chung nên khó tránh việc “mỗi nơi một phách”. Sau khi Bộ GD&ĐT Hà Nội công bố lựa chọn Vinamilk làm nhà cung cấp sữa học đường, tôi đặt niềm tin vào các hãng sữa lớn có uy tín chắc chắn sẽ cung cấp những loại sữa đảm bảo cho trẻ. Tuy nhiên, khi Chương trình Sữa học đường ngày càng phủ rộng trong các nhà trường, trong từng bữa ăn của hàng triệu học sinh Việt Nam, tôi và nhiều phụ huynh khác đều mong mỏi sớm công bố một quy chuẩn chung để kiểm soát chất lượng sữa, sản phẩm sữa”.
 
Dư luận cũng đặt câu hỏi: trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy chuẩn về sữa tươi nguyên liệu từ năm 2017, vậy tại sao Bộ Y tế đến giờ vẫn chưa ban hành bộ quy chuẩn về sữa học đường?
(Theo Công luận)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bao giờ ra được quy chuẩn cho Sữa học đường?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI