Sống khỏe » Dinh dưỡng
Ăn uống sai gây tổn hại sức khỏe
(11:18:56 AM 26/07/2011)
1. Ăn nhiều chất xơ làm mất đi chất canxi
Quá nhiều chất xơ sẽ làm cho tốc độ thực phẩm chạy qua đường ruột tăng lên, làm cho tỉ lệ hấp thụ canxi thấp đi. Có nghiên cứu chứng minh, khi chuyển đổi thực phẩm của 2 người trưởng thành từ mỗi tấn bột mỳ tinh có lượng chất xơ thấp thành bánh mỳ thô có hàm lượng chất xơ cao, canxi (magie, kẽm và Photpho) cũng theo đó sẽ mất canxi đi.
Chất xơ quá nhiều cũng không tốt cho cơ thể khi nó "đuổi" canxi đi khỏi cơ thể quá nhanh. |
2. Chỉ ăn thịt và trứng khiến chất sắt “biến mất”
Trẻ em thời nay chủ yếu thích ăn thịt không thích ăn hoa quả và rau xanh, kết quả là: thể trọng của trẻ em tăng nhanh và xuất hiện chứng thiếu máu do thiếu sắt. Bởi vì sắt ở trong thịt nạc, nội tạng động vật và lòng đỏ trứng là một loại chất sắt không dễ được cơ thể hấp thụ, gây ra lãng phí dinh dưỡng và xuất hiện chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Chỉ dưới tác động và tồn tại của vitamin C và các chất acid hữu cơ thì mới có thể chuyển hóa chất sắt đó, sau đó mới được cơ thể lợi dụng và hấp thụ. Vitamin C và acid hữu cơ lại hàm chứa nhiều nhất trong hoa quả và rau xanh (ví dụ: quả kiwi, chanh, táo, cam, quýt, dâu rây…)
3. Canxi và Photpho mất cân bằng: “đánh đuổi” canxi
Tỉ lệ canxi, photpho mất cân bằng là nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi. Thông thường, tỉ lệ canxi, phốt pho trong cơ thể là 2:1. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thường dung nạp nhiều đồ uống, đồ ăn chứa nhiều photpho như: cocacola, cà phê, hamburger, gan động vật, khoai tây chiên… nên cơ thể phải lượng dung nạp của phopho thường vượt quá 10 lần so với canxi làm cho tỉ lệ của canxi và photpho cao lên đến 1: 10-20, gây ra mất cân bằng nghiêm trọng. Vì vậy, hấp thụ quá nhiều photpho từ thức ăn sẽ nhanh chóng “đánh đuổi” canxi ra ngoài cơ thể.
4. Thuốc men làm cho dinh dưỡng mất đi
Đa phần phụ nữ uống thuốc tránh thai không biết rằng thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ của vitamin B6,B12, B11 và vitamin C; Aspilin sẽ làm cho lượng vitamin C bài tiết ra ngoài cơ thể tăng gấp 3 lần so với bình thường. Thuốc bổ sung vitamin lại “ đánh đuổi” vitamin B11 trong cơ thể.
Thời gian dài uống thuốc kháng sinh sẽ làm mất đi nhóm vitamin B và vitamin K, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, đường ruột.
Thuốc cảm và thuốc giảm đau sẽ giảm thấp hàm lượng vitamin A trong máu.
Những người mắc bệnh cao huyết áp, viêm thận uống thuốc lợi tiểu và thuốc đau bụng đi ngoài đều làm cho đại lượng canxi, kali và vitamin trong cơ thể mất đi.
5. Hút thuốc, uống rượu: các chất dinh dưỡng “chạy trốn”
Hút thuốc, uống rượu trong thời gian dài sẽ phá hỏng vitamin cần thiết duy trì sức khỏe cho cơ thể. Vitamin C là chất dinh dưỡng có thể phòng chống ung thư và bệnh tim mạch. Mỗi ngày hút nửa bao thuốc sẽ phá hỏng 25-100mg vitamin C trong cơ thể.
Mỗi ngày uống hơn 1 cốc rượu mạnh thì sẽ làm tiêu hao vitamin B1, B6 và B11. Người nghiện rượu thường thiếu vitamin B1 là cũng một điều rất phổ biến.
6. Bổ sung canxi không kèm theo Magie: uống xong sẽ hối hận
Khi chúng ta bổ sung canxi chỉ chú ý bổ sung vitamin D nhưng thường không biết phải bổ sung magie. Canxi và Magie giống như là anh em sinh đôi, thường xuất hiện cùng nhau. Tỉ lệ canxi và magie là 2:1 là dễ làm cho canxi hấp thụ nhất. Cho nên, khi bổ sung canxi chúng ta đừng quên magie. Thực phẩm giàu magie có: hạnh nhân, lạc, hạt điều, đậu vàng, hạt dưa, hạt bí, lúa mì đen, hạt kê và tôm, cá biển...
7. Cách nấu trứng khác nhau hấp thụ khác nhau
Nhìn từ góc độ tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của trứng thì trứng luộc là 100%, trứng xào với thực phẩm khác là 97%, trứng rán là 98%, trứng chiên là 81.1%, dùng nước nóng, sữa dội vào trứng để húp là 92.6%, trứng sống là 30-50%. Từ đó suy ra, trứng luộc là cách ăn có nhiều dinh dưỡng nhất.
Nhưng cần chú ý ăn chậm nhai kỹ nếu không sẽ ảnh hưởng đến hấp thụ và tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với người già và trẻ em thì ăn canh trứng hoặc súp trứng là thích hợp nhất, bởi vì hai cách ăn này có thể làm cho protein phân giải, dễ được hấp thụ và tiêu hóa.
8. Uống sữa khi đói bụng
Có người thích uống một cốc sữa vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy, nhưng lại không biết cách làm này rất không tốt. Thức ăn trong bụng sau khi trải qua một đêm tiêu hóa, trong dạ dày đường ruột hầu như trống rỗng, nếu uống sữa vào sáng sớm khi bụng đói sẽ làm cho sữa dễ bị hấp thụ và sẽ thuận theo dạ dày đường ruột trống để đi ra ngoài, làm cho dinh dưỡng bị lãng phí và mất đi.
Vì vậy, khi uống sữa tốt nhất nên ăn thực phẩm chất đường như bánh mỳ, bánh bao, bánh quy trước, không nên uống sữa khi đói bụng.
9. Uống sữa cùng với socola
Có người thích cho socola vào sữa uống cùng để đánh tan mùi vị khác lạ của sữa. Trên thực tế cách làm này rất không khoa học. Trong sữa hàm chứa phong phú canxi và protein, còn trong socola hàm chứa acid lactic.
Khi uống sữa cùng với socola, canxi trong sữa không dễ hòa tan với acid lactic gây ra chất cặn có tên canxi acid lactic- không dễ hấp thụ mà thời gian dài tích tụ trong cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như khô tóc, đau bụng đi ngoài, thiếu canxi và sinh trưởng phát triển chậm. Cho nên thời gian uống sữa và uống socola nên cách xa nhau.
10. Cà rốt sống không dễ hấp thụ
Ăn cà rốt sống là cách hấp thụ carotene thấp nhất. |
Rất nhiều người cho rằng ăn cà rốt sống vừa có thể “luyện tập cho răng vừa có thể bổ sung vitamin”, đây là sự nhầm lẫn điển hình về dinh dưỡng trong cuộc sống của chúng ta.
Ăn cà rốt sống rất không khoa học. Cà rốt ăn sống, cà rốt xào với một ít dầu mỡ và cà rốt nấu với lượng dầu mỡ vừa đủ thì có tỉ lệ hấp thụ tiêu hóa carotene lần lượt là 10%, 30% và 90%. Điều này chứng tỏ tỉ lệ hấp thụ tiêu hóa chất carotene trong cơ thể tương xứng với tỉ lệ phối hợp với dầu mỡ. Cà rốt nấu lên sẽ có giá trị dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với cà rốt sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.