Sống khỏe » Dinh dưỡng
Ăn trái cây thay cơm – không giảm béo mà chỉ tăng cân
(14:07:06 PM 31/07/2012)Ảnh minh hoạ
Các lí do mà chuyên gia dinh dưỡng đưa ra là: Trong trái cây, có một lượng đường frutose đáng kể, nếu ăn quá nhiều cũng có thể làm tăng cân do lượng đường không chuyển hóa thành glucose mà biến thành mỡ. Ăn nhiều trái cây cũng nâng mức độ triglycerides - chất béo trung tính lên, làm tăng độ rủi ro đối với tim và mạch máu.
Chính vì vậy những người khỏe mạnh thì ăn nhiều trái cây càng có lợi nhưng với những người nằm trong nhóm như bị béo phì, tiểu đường hay cholesterol trong máu cao thì nên hạn chế trái cây, ví dụ thay vì ăn 5 phần trái cây trong một ngày thì hãy nên thay thế thành 1 phần trái cây và 4 phần rau xanh thì sẽ tốt hơn.
Trong trái cây có chứa chất đường, cơ thể dễ dàng hấp thu làm tăng đường huyết chống đói, chất xơ trong trái cây cũng tạo nên cảm giác no kéo dài hơn, đó chính là bí quyết giảm béo khi dùng trái cây trước bữa ăn.
Nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh, không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị tiểu đường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải bất cứ loại hoa quả nào cũng nên ăn vào khi đói, bởi các thành phần có trong chúng có thể gây phản ứng với axit trong dạ dày, gây nên cảm giác chướng bụng, khó tiêu. Vì thế, bạn nên tránh ăn chuối tiêu, cà chua, vải thiều, quất khi đói.
Nhiều người có thói quen ăn nhiều hoa quả hàng ngày hoặc luôn thích ăn những trái cây có hàm lượng đường cao mà không biết rằng ăn quá nhiều trái cây trong khi không bổ sung thêm ngũ cốc, rau xanh sẽ gây hại cho sức khỏe. Một chế độ ăn quá nhiều trái cây có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến hormone điều chỉnh đường trong máu. Nếu sự mất cân bằng của các hormone này không được phát hiện và điều trị thì nó có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ngoài ra, ăn quá nhiều những trái cây chứa nhiều hàm lượng đường bạn rất cơ thể phải đối mặt với sâu răng, tình trạng loãng xương…Trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cũng không vì thế mà trái cây có thể hoàn toàn thay cho bữa ăn.
Ăn trái cây rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng rất cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh. Đối với những loại trái cây có vỏ dày như táo, quýt, lê, chuối, cam… bạn chỉ cần rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng. Những loại trái cây có vỏ mỏng như mận, nho, dâu tây… cần ngâm rửa với nước rửa rau quả để bảo đảm an toàn.
Khi chọn mua trái cây không nên chọn trái cây bị rụng phần cuống đề phòng thuốc bảo quản có thể thâm nhập vào bên trong. Cũng tránh chọn những quả bị dập, nứt nẻ…, vì thuốc bảo quản có thể thấm qua các kẽ giập, nứt này. Và cũng không chọn những trái có độ bóng đẹp khác thường
Khi ăn trái cây nên gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay để nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn.
Trái cây nên ăn cả múi không nên chỉ vắt nước. Vì ăn cả múi sẽ bảo đảm được đủ chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp chất xơ, rất có lợi cho tiêu hoá. Chất xơ một phần được hấp thu vào máu, phần lớn còn lại không được tiêu hoá sẽ giúp đẩy ra khỏi cơ thể những chất thải bẩn và độc hại, chống táo bón, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế vi trùng gây hại và phòng tránh một số bệnh đường ruột, nhất là ung thư ruột.
Chất xơ còn có khả năng quét bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hoá, làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch. Người bị tiểu đường ăn trái cây thì nên ăn nguyên xác, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết, nên hạn chế vắt nước hay xay sinh tố trái cây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.