Sống khỏe » Dinh dưỡng
Thứ bảy, 18/01/2025, 12:17:39 PM (GMT+7)
4 loại rau củ nên ăn sống, không nên nấu chín
(22:22:25 PM 31/10/2018)(Tin Môi Trường) - Chúng ta đều mong muốn có được lợi ích sức khỏe khi ăn rau, trái cây. Nhưng không phải ai cũng biết chính cách chế biến thông thường lại làm mất đi những chất có khả năng chống viêm, chống ung thư và rất tốt cho sức khỏe.
>> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Cải xoăn khi nấu chín có thể làm mất đi đặc tính chống viêm và chống ung thư - SHUTTERSTOCK
Hành tây
Hành tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, kể cả khả năng chống ung thư nhờ có hàm lượng cao flavonoid quercetin. Hợp chất này cũng có tính kháng viêm giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, theo Reader’s Digest.
“Khi ăn sống, bạn có thể tối đa hóa đặc tính chống ung thư của hành tây”, chuyên gia dinh dưỡng Ashley Walter thuộc tổ chức dinh dưỡng Living with Ashley (Mỹ) cho biết.
Ngoài ra, việc nấu chín sẽ làm giảm tác dụng của một chất có khả năng chống ung thư khác là phytochemical.
Một nghiên cứu vào năm 2012 phát hiện khi hành tây được đun nóng thì các chất có lợi cho tim sẽ dần biến mất trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn, tùy theo cách chúng được để nguyên hay thái nhỏ.
Tỏi
Tỏi cũng có những chất chống viêm, phòng ngừa tim mạch như hành tây và những chất này cũng bị ảnh hưởng khi chế biến ở nhiệt độ cao, theo Reader’s Digest.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy nếu tỏi bị đun trong nhiệt độ 200 độ C liên tục trong 6 phút thì nó sẽ mất đi đặc tính chống viêm và phòng ngừa tim mạch.
Nấu tỏi đun trong nước sôi trong 20 phút, sẽ làm mất các chất kháng viêm. Chỉ cần để tỏi trong lò vi sóng 3 phút cũng làm mất 100% chất chống ung thư.
Tuy nhiên, bằm tỏi rồi để ngoài không khí khoảng 10 phút, sau đó mang đi chế biến sẽ giúp giữ lại một phần các chất chống ung thư, theo Reader’s Digest.
Việt quất
“Quả việt quất giàu chất chống ô xy hóa hơn bất kỳ loại trái cây nào khác, chủ yếu là do hàm lượng polyphenol cao”, chuyên gia Julie Joffrion tại tổ chức dinh dưỡng All Inclusive Health (Mỹ) cho biết.
Chế biến việt quất bằng cách nướng, nấu đều làm giảm hàm lượng polyphenol, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry.
Cải xoăn
Cải xoăn chứa một hợp chất gọi là glucosinolates. Khi chất này tương tác với enzyme myrosinase sẽ được chuyển đổi thành isothiocyanates có khả năng chống viêm và chống tế bào ung thư.
Tuy nhiên, chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm vô hiệu hóa enzyme myrosinase. Do đó, cải xoăn khi nấu chín sẽ không có các đặc tính chống lại bệnh tật như khi ăn sống như ở món rau trộn, theo Reader's Digest.
(Theo Reader's Digest, TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
- Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
- Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế
- Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
- “Đổi mới” và “Phát triển bền vững”-Xu hướng được ngành sữa toàn cầu nhấn mạnh
- Vì sao nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày?
- Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng
- Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.