Toà nhà "mọc chân", chạy gần 60m
(09:00:20 AM 30/03/2013)
Trường trung cấp nghề Thuận Thành “mọc chân” di chuyển so với vị trí móng cũ gần 60 m
Gặp gỡ “thần đèn đất Bắc” Lê Quốc Khánh tại lễ công bố danh sách các công trình đoạt giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2012 vừa diễn ra tại Hà Nội, phóng viên được nghe ông hào hứng khoe về công trình “Nghiên cứu công nghệ và thiết kế, chế tạo thử nghiệm trang thiết bị đồng bộ phục vụ xử lý sự cố lún nghiêng - sập công trình xây dựng và di dời nhà” đã được Bộ Khoa học - Công nghệ đánh giá cao. Công trình này cũng đã giúp ông được nhận Giải Nhất lĩnh vực Cơ khí tự động hóa - Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2012, đồng thời nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Công trình là tâm huyết của hai cha con ông (TS Đỗ Quốc Việt và Ths Đỗ Quốc Khánh - Công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam) sau 15 năm trong nghề, đối mặt với thách thức vật lộn, di chuyển chống lún an toàn cho hàng trăm công trình lớn nhỏ. Với công trình nghiên cứu này, ông Khánh tính toán sẽ tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng/năm.
“Hàng năm cả nước có hàng ngàn công trình có sự cố hoặc có nhu cầu di dời. Nếu công trình được ứng dụng tốt ngoài vấn đề sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng/năm còn giúp giảm thiểu chi phí của các cơ quan nhà nước khi phải huy động vào giải quyết sự cố, khiếu kiện, chi phí tháo dỡ, sơ tán các công trình lân cận”- ông Khánh say sưa chia sẻ.
Trụ sở đài phát thanh huyện Xuân Trường, Nam Định đã được di chuyển cách vị trí cũ gần 30m, quay 180 độ
Nhớ về những kỷ niệm trong hơn chục năm làm nghề, ông Khánh nhẩm tính, đến nay đã di chuyển, chống lún gần 200 công trình lớn nhỏ. Trong số đó có những ngôi nhà cao tầng của dân bị nghiêng tới mức không ai dám tin có thể khắc phục được. Ông Khánh nhớ mãi kỷ niệm đầu tiên khi đứng trước ngôi nhà nghiêng ở quốc lộ số 6, thị trấn Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ngôi nhà ba tầng, khi thả dọi từ tầng ba xuống mặt đất là 3,1 m, tính theo góc nghiêng là 29 độ, gấp gần 8 lần độ nghiêng của tháp Pisa (Italia).
Không chỉ có độ nghiêng lớn, đằng sau ngôi nhà là cả hệ thống cáp quang của thành phố Hòa Bình. Nếu nhà đổ, hệ thống này sẽ tê liệt, thiệt hại vô cùng lớn.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ông Khánh đã “nâng bổng” ngôi nhà lên 1,5 m, sau đó thay thế chân cột bê tông cốt thép bằng cọc nhồi bê tông cốt thép để vừa chống lún vừa phòng ngừa trôi trượt. Công việc hoàn thành hơn cả mong đợi sau hai tháng thi công. Đến nay, ngôi nhà hoàn toàn không có dấu hiệu bất thường. Đó là thời điểm công ty mới hoạt động với thiết bị khá thô sơ.
Mới đây khi áp dụng máy tính điện tử và các thiết bị nâng hạ hiện đại, ông Khánh và cộng sự đã chống lún an toàn tuyệt đối cho một tòa nhà chung cư 14 tầng tại Hà Nội. Trước khi được khắc phục, tòa nhà này có hiện tượng sụt móng do mắc sai lầm về kỹ thuật trong quá trình thi công trước đó.
Một “tác phẩm” khác của ông Khánh khiến nhiều người khó tin là trụ sở Đài phát thanh huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cả tòa đã quay 180 độ và di chuyển cách vị trí cũ gần 30m. Theo TS Đỗ Quốc Việt (con trai ông Khánh), đây không phải là tòa nhà duy nhất ở tỉnh này được xoay hướng, nâng cao di chuyển sang vị trí móng mới. Trước đó, những công nhân kỹ thuật dưới sự chỉ đạo của ông Khánh cũng đã “phù phép” khiến trụ sở Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em của tỉnh Nam Định xoay 90 độ và di dời đến khu đất mới cách đó gần 8m. Người dân tỉnh Bắc Ninh cũng được một phen choáng váng sau một đêm ngủ dậy, thấy tòa nhà của trường trung cấp nghề Thuận Thành “mọc chân” di chuyển so với vị trí móng cũ gần 60 m và xoay ngược hướng so với trước đó.
Ông Khánh tâm sự, 15 năm làm cái nghề lạ lùng này, ông phải tự mày mò, nghiên cứu kinh nghiệm qua tài liệu nước ngoài hoặc trên internet, rồi tự thiết kế những công cụ, máy móc đặc chủng phục vụ công việc. Từ lúc chỉ là những thiết bị rất đơn sơ, đến nay công ty đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại giúp việc di chuyển có thể tính toán chính xác đến từng cm. May mắn là người con trai của ông Khánh cũng rất say sưa theo nghề “độc” của bố. TS Đỗ Quốc Việt sau 10 năm học tập tại Pháp đã chính thức trở về Việt Nam với quyết tâm mở rộng và phát triển nghiệp của bố.
“Điều khiến bố con tôi và các cộng sự tâm đắc nhất là suốt trong quá trình xử lý lún nghiêng, di dời hàng trăm công trình chưa có công trình nào xuất hiện vết nứt đáng kể, các công trình được giữ nguyên móng. Cũng chưa xảy ra bất cứ tai nạn lao động nào, sự cố phụ nào. Đặc biệt các hộ gia đình vẫn có thể ở trong nhà ngay khi đang chỉnh nghiêng, di dời, không phải sơ tán hoặc đi thuê nhà” - ông Khánh cho biết.
Với đề tài khoa học vừa được nhận giải Nhất từ Bộ Khoa học Công nghệ, “thần đèn đất Bắc” mong mỏi sẽ mở ra một ngành nghề mới tại Việt Nam. Kết quả của đề tài cũng sẽ là cơ sở khoa học giúp nhà nước, các nhà chuyên môn hoàn chỉnh hơn các quy trình, quy phạm cũng như sửa chữa được các thiếu sót do khảo sát, thiết kế, thi công gây ra, phòng ngừa trước các sự cố, rủi ro khác, giúp an toàn về tính mạng, tài sản cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.