Tè bậy xuống biển là phạm pháp ở Bồ Đào Nha
(22:31:56 PM 20/11/2016)(Tin Môi Trường) - Tè bậy, nhai kẹo cao su, huýt sáo hay cho bồ câu ăn có thể là những hành động khiến du khách gặp rắc rối tại một số quốc gia nhất định.
>> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Bồ Đào Nha: Mặc dù chưa có có ai từng bị bắt, tè bậy xuống biển vẫn bị coi là vi phạm luật pháp Bồ Đào Nha. Ảnh: Warnet.
Anh: Theo luật "Salmon Act 1986", chính phủ Anh có ghi việc cầm cá hồi trong mọi trường hợp đáng nghi là phạm pháp. Ảnh: Keyword Suggestions.
Singapore: Ngoài kẹo cao su nicotine hay loại có tác dụng chữa bệnh, bất cứ loại kẹo cao su nào khác đều bị cấm sử dụng và nhập khẩu vào nước này. Người vi phạm có thể bị phạt tới 1.000 USD và lao động công ích trong 10 giờ. Ảnh: Celebmemo.
Đan Mạch: Đặt tên lố bịch và kỳ lạ là hành vi phạm pháp. Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự chế giễu, chính phủ nước này chỉ đồng ý cho người dân hơn 7.000 lựa chọn khi đặt tên con cái. Nếu công dân Đan Mạch muốn dùng bất cứ cái tên mới nào cho con, họ đều phải xin phép chính quyền. Thậm chí, tên còn được phê duyệt dựa trên giới tính của trẻ. Ảnh: Men's Health.
Mexico: Không được bỏ chân khỏi pedal khi đi xe đạp tại đất nước này. Đây là điều nằm trong một bộ luật năm 1892 của chính phủ, nhằm bảo vệ người tham gia giao thông. Song, mọi người vẫn có thể thả tay khi đi xe đạp tại đây. Ảnh: Anokhi Media.
Thụy Sĩ: Chính phủ nước này cấm leo núi khỏa thân từ năm 2009, sau khi một du khách Đức không mảnh vải che thân, đi qua một gia đình đang cắm trại trên dãy Alps. Anhr: Wordpress.
Venice (Italy): Cho bồ câu ăn là phạm pháp. Bất cứ ai bị bắt gặp cho chim bồ câu ăn tại quảng trường St. Mark, Venice sẽ chịu phạt 700 USD (khoảng 15,6 triệu đồng). Chính quyền ra lệnh cấm này do lo ngại đàn chim có ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe cho con người và tình trạng của những khu di tích. Ảnh: Rebrn.
Canada: Thành phố Petrolia (thuộc tỉnh Ontario, Canada) đã ban bố một lệnh hạn chế tiếng ồn. Luật quy định không ai được phép la hét, huýt sáo hay hát to vào bất cứ lúc nào. Ảnh: Bennian.
Mỹ: Nếu nuôi gà, mọi công dân tại thành phố Quitman (hạt Brooks, bang Georgia, Mỹ) không được phép để chúng băng qua đường. Ảnh: Citizens of Culture.
Hy Lạp: Du khách không được phép đi giày đế nhọn khi thăm một số công trình cổ đại do loại giày dép này có thể hủy hoại mọi nỗ lực bảo tồn di tích của chính phủ nước này. Ảnh: Ivan Mateev.
T. H (Tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.