Sự thật đập khổng lồ của Trung Quốc trên sông Mekong
(20:46:04 PM 06/10/2012)
Đập Nọa Trác Độ. Ảnh: THX. |
Đây là nhận định của Milton Osborne, chuyên gia Đông Nam Á tại Học viện Lowy (Úc) chuyên khảo sát về chính sách quốc tế. Ông Milton Osborne cảnh báo việc Trung Quốc xây các con đập trên thượng nguồn gây tác động mạnh tới dòng sông có ảnh hướng thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn.
Theo hãng tin UPI, các chuyên gia quốc tế cảnh báo Nọa Trác Độ, đập thứ năm của Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Vân Nam, đe dọa hệ sinh thái của dòng sông lớn nhất Đông Nam Á. Nghiên cứu của Trung tâm tham vấn Stimson ở Whashington (Mỹ) cho rằng 4 con đập trước đây của Trung Quốc đã làm thay đổi thủy lưu, cản đường lưu thông của phù sa vốn giúp duy trì cho đất màu mỡ , nuôi dưỡng thủy sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng Đồng bằng sông Mekong.
Ngày 6 – 9, cách đây đúng 1 tháng, Tân Hoa Xã và một số tờ báo lớn của Trung Quốc có đưa tin về sự kiện Tập đoàn Hoa Năng, nhà đầu tư chính của dự án đập thủy điện Nọa Trác Độ, đưa những tổ máy phát điện đầu tiên vào hoạt động. Tân Hoa Xã dẫn nguồn từ Tập đoàn Hoa Năng cho biết tổng đầu tư có thể lên tới 9,6 tỷ USD trước khi dự án được hoàn thành. Dự kiến khi đi vào vận hành toàn bộ vào năm 2014, sẽ sản xuất khoảng 24.000 GW điện mỗi năm và giúp tiết kiệm được 9 triệu tấn than hằng năm. Theo đài RFA, lượng điện do nhà máy thủy điện này sản xuất đủ cho thành phố New York tiêu thụ trong 7 tháng. Trước khi dự án hoàn thành đã có khoảng 43.000 người phải di dời khỏi nơi cư trú cũ.
Theo chuyên gia Osborne việc thông báo vận hành đập thủy điện Nọa Trác Độ thu hút ít sự chú ý vì Bắc Kinh khẳng định các đập thủy điện này không ảnh hưởng tới dòng chảy của song Mekong vì lưu lượng nước chảy qua Trung Quốc chỉ chiếm 13,5%. Tuy nhiên, chuyên gia Osborne khẳng định, tuyên bố trên luôn bị nghi ngờ. Ông Osborne cho rằng lưu lượng nước chảy qua Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong mùa khô đối với các nước dưới hạ lưu và có thể lượng nước chiếm tới 40% của toàn bộ song Mekong.
“Vì thế mỗi con đập được Trung Quốc xây dựng đều đe dọa tới dòng chảy của sông Mekong, đặc biệt là đập Tiểu Loan và đập Nọa Trác Độ”, ông Osborne phát biểu với đài RFA.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.