Sabah – vùng đất của gió
(15:05:30 PM 13/08/2012)
Đường lên đỉnh Kinabalu – nóc nhà Đông Nam Á.
Nằm ở phía bắc Borneo, là bang lớn thứ 2 tại Malaysia, Sabah lôi cuốn du khách bằng ngọn núi nổi tiếng Kinabalu. Không chỉ vậy, những người thích phiêu lưu còn khám phá ra ở Sabah rất nhiều địa danh mới nghe tên đã thấy hấp dẫn: Khu bảo tồn đười ươi Sepilok, rừng nguyên sinh trong Công viên Quốc gia Kinabalu, Công viên biển Tunku Abdul Rahman gồm 5 hòn đảo… Ngay cái tên “vùng đất của gió” – vốn chỉ bắt nguồn từ vị trí nằm trong vành đai bão của nơi này, cũng đủ khiến những kẻ ưa mạo hiểm mơ màng đến những chuyến phiêu lưu kỳ thú với gió núi, mây ngàn.
Đón chào những kẻ đang háo hức chinh phục đỉnh cao là TP.Kota Kinabalu – thủ phủ bang Sabah, nằm trên một hòn đảo có núi, có rừng, có biển… xinh đẹp và có phần hơi bình yên quá so với tưởng tượng của chúng tôi về một thiên đường nhiệt đới đầy trò chơi mạo hiểm như thế. Nhưng chỉ cần bước qua khỏi một khách sạn, nhà nghỉ là cả một thế giới tour mạo hiểm kỳ thú mở ra, từ lên núi, băng rừng, đi bè vượt thác, thám hiểm hang động đến ra biển nhảy dù, lướt ván, lặn ngắm san hô…
Cái tên đầu tiên ám ảnh mọi du khách khi tới đây tất nhiên là đỉnh Kinabalu. Chuyến chinh phục nóc nhà Đông Nam Á không chỉ là hành trình leo lên đỉnh núi cao 4.095m, mà là một chuyến thám hiểm khu rừng nhiệt đới rộng hơn 754km2 mênh mông, kỳ bí của Công viên quốc gia Kinabalu. Con đường mòn xuyên rừng dốc dần lên cao, qua những rừng cây nhiệt đới um tùm chen sắc hoa rực rỡ, vượt qua rừng tùng trườn những nhánh cây khổng lồ như thân rắn giữa màn sương mù bảng lảng, ma mị.
Sau một đêm mộng mị giữa căn phòng nhỏ treo trên lưng núi, hành trình đón bình minh trên đỉnh Kinabalu bắt đầu từ 2h sáng, giữa đêm tối mịt mùng, buốt lạnh và ào ạt gió. Chỉ ở trên Kinabalu chúng tôi mới hiểu thế nào là “vùng đất của gió”, còn những nơi khác, kể cả trên những bãi biển dài tít tắp, gió cũng chỉ hiu hiu mát lành. Cũng có thể chúng tôi hiểu sai, vì chưa gặp bão, nên chưa thật sự biết thế nào là gió Sabah. Nhưng thời khắc tuyệt vời, khi đứng trên đỉnh cao đón ánh bình minh đầu tiên của ngày mới, cơn gió lộng vần vũ tựa hồ có thể thổi tung người bay lên trời cao đã cho chúng tôi được bay lượn cùng gió như những cánh chim.
Rồi những cơn gió dịu dần dọc đường xuống núi, những đôi chân khi về đến cửa rừng lúc 3h chiều lê bước chậm chạp, mệt mỏi ào xuống dầm mình dưới suối nước nóng Poring ngay bìa rừng, dưới tán cây xanh mát và tiếng chim hót ríu ran. Những người yêu rừng có thể ở lại thêm 1 ngày nữa, băng rừng, lội suối, đi tìm loại hoa Rafflesia khổng lồ lớn nhất thế giới, đường kính có thể đạt tới 1,5m và nặng 10-12kg. Chúng tôi chẳng có tham vọng ấy, bởi một ngày rưỡi đi rừng, thỉnh thoảng lắm chúng tôi mới được chỉ cho thấy những bông Raflesia to bằng… bàn tay nép dưới đám lá rừng um tùm, nên quyết định dành cơ hội chiêm ngưỡng loài hoa khổng lồ ấy một cách dễ dàng hơn ở Trung tâm hoa Rafflesia.
|
Rời rừng xanh núi thẳm, chúng tôi cùng nhiều du khách khác hướng thẳng ra biển xanh để thư dãn tiếp. Sabah có tới 5 hòn đảo thuộc Công viên biển Tunku Abdul Rahman cho du khách lựa chọn. Những chiếc canô xuất phát từ bến phà ở trung tâm Kota Kinabalu lướt như bay cùng gió, vẽ những vệt sóng trắng đan chéo trên mặt biển xanh đưa chúng tôi lặn ngắm san hô ở đảo Sapi, dạo biển ở đảo Manukan và bơi đêm trong ánh trăng trên đảo Mamutik. Những đôi chân vùng vẫy trong làn nước biển xanh mát dưới thế giới thủy cung thần tiên vừa kịp hết mỏi lại hào hứng cuốn theo những ngọn gió biển vượt qua doi cát trắng đi từ đảo Sapi sang đảo Gaya lúc thủy triều xuống.
Lặn ngắm san hô, đuổi bắt muôn vàn loài cá biển rực rỡ sắc màu dưới làn nước trong xanh, ngắm nhìn rùa biển ở đảo Rùa chán, chúng tôi lại lên rừng, đùa nghịch với gần 100 con đười ươi – những “người đàn ông hoang dã của Borneo” như cách gọi trìu mến của cư dân ở đây, tại Khu bảo tồn đười ươi Sepilok. Không chỉ biển xanh rừng thẳm mới kỳ thú, những ngôi làng văn hóa nhỏ xinh ở Sabah cũng tạo nên chuyến thám hiểm đầy hồi hộp tại lãnh địa của thủ lĩnh săn đầu người Monsopiad, để hiểu thêm lịch sử, văn hóa của cư dân vùng Sabah.
Cứ thế, chúng tôi lang thang cùng gió, khi là cơn gió ngàn lồng lộng trên đỉnh núi, khi là ngọn gió biển mơn man sóng xanh dọc bờ cát trắng, khi là làn gió đồng nội thoảng thơm hương lúa, khám phá thiên nhiên kỳ thú và cuộc sống vui vẻ, sôi động giữa thiên đường nhiệt đới ở “vùng đất của gió”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.