»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:00:57 AM (GMT+7)

Nhói lòng với ảnh thiên nhiên năm 2016 của NatGeo Tin ảnh

(19:57:46 PM 09/12/2016)
(Tin Môi Trường) - Tạp chí National Geographic (Nat Geo, Mỹ) mới đây vừa chọn ra 52 bức ảnh đẹp nhất trong năm qua, trong đó có nhiều ảnh thiên nhiên.

Các bức ảnh được chọn ra từ hơn 2 triệu ảnh của 91 nhiếp ảnh gia NatGeo, ghi lại những cảnh quan ấn tượng tại nhiều nơi như Vườn quốc gia Yosemite ở Mỹ, Khu bảo tồn động vật Wolong ở Trung Quốc, rạn san hô ngoài khơi Cuba và Vườn quốc gia Serengeti ở Tanzania.

 
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Sét đánh ngang trời gần thành phố Wood River, Nebraska ở Mỹ trong lúc có khoảng 413.000 con sếu xám Sandhill đang đến vùng nước nông của sông Platte trong khu vực để trú ngụ.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Chú gấu trúc lớn Ye Ye 16 tuổi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Wolong của Trung Quốc.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con đười ươi Bornean leo cao hơn 30m do bị hoa quả thơm ngon trên cây quyến rũ. Với trọng lượng con đực nặng nhất tới hơn 90kg, đười ươi là loài động vật sống trên cây lớn nhất thế giới.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con tê tê bụng trắng châu Phi đu trên lưng mẹ tại Khu bảo tồn của tổ chức phi lợi nhuận Pangolin Conservation ở thành phố St. Augustine, Florida, Mỹ.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con cá sấu Trung Mỹ phóng ra từ bãi cỏ để trở về rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Gardens of the Queen ở Cuba.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một đàn cá bơi lội tại rạn san hô ngoài khơi Cuba. Loài cá có kích thước bằng ngón tay này thường bơi tập trung thành đàn lớn để làm rối trí những kẻ có ý định tấn công.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Đàn cá mập vây đen trên đảo san hô Aldabra ở Seychelles, một quốc gia ở Đông Phi.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một nhóm cá thể rùa chen chúc nhau tránh nắng trên đảo san hô Aldabra. Nếu ở ngoài nắng quá lâu, chúng có thể bị nướng chín luôn trong mai.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Nhiều nơi trong khu vực Yellowstone, bang Wyoming, Mỹ, đang trở nên hoang dã hơn trong thế kỷ qua. Loài gấu xám Bắc Mỹ đang ngày càng sinh sôi. Trong hình này, một con gấu xám Bắc Mỹ đang đuổi mấy con quạ đi khỏi xác con bò rừng trong Vườn quốc gia Grand Teton, cách Vườn quốc gia Yellowstone 16km về phía Nam.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con la được dùng để vận chuyển phần gạc của một con nai sừng xám sau khi con vật bị xẻ thịt. Trong năm 2014, khu vực quanh Vườn quốc gia Grand Teton và Yellowstone thu hút hơn 72.000 thợ săn.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Xác một con bò rừng bị chết đuối ở sông Yellowstone trở thành bữa tiệc cho một con sói và con của nó.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Sắc màu rực rỡ của suối nước nóng Grand Prismatic Spring ở Vườn quốc gia Yellowstone.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Nai con theo mẹ leo lên sườn núi cao hơn 1.400m khi đàn di cư vào khu vực đông nam Yellowstone.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Vườn quốc gia Glacier ở Montana, Mỹ.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Gia đình gấu gây tắc nghẽn con đường băng qua công viên ở khu vực núi Denali, Alaska, Mỹ. Con đường này chỉ mở cửa trong 5 ngày vào mùa hè mỗi năm.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con tàu nghiên cứu của Na Uy lọt thỏm giữa biển băng ở Bắc Cực.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Nhiếp ảnh gia Stephen Wilkes đã phải chụp hơn 1.000 bức ảnh khu vực này ở Vườn quốc gia Yosemite, California, Mỹ, để tạo ra bức ảnh ngày - đêm độc đáo này.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Ảnh chụp cận cảnh một con kền kền Rüppell ở Vườn quốc gia Serengeti, Tanzania. Phần đầu và cổ của loài vật này có rất ít lông vũ, giúp cho việc rỉa thịt từ xác động vật dễ dàng hơn.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con kền kền con rỉa xác ngựa vằn tại Vườn quốc gia Serengeti ở Tanzania.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Ảnh chụp cận cảnh một con bạch tuộc. Hệ thần kinh của loài vật này được biết là lớn hơn và phức tạp hơn hầu hết các loài không xương khác.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Những con tê giác tại một trang trại ở Nam Phi này đều đã bị cắt sừng. Không như ngà voi, sừng tê giác có thể mọc lại nếu được cắt đúng cách. Các chủ trại dự trữ sừng tê giác với hi vọng rằng việc buôn bán sẽ sớm được hợp pháp hóa.
Ảnh[-]thiên[-]nhiên[-]nhói[-]lòng[-]năm[-]2016[-]của[-]NatGeo
Một con tê giác đen bị cắt sừng ở Công viên Hluhluwe-Imfolozi, Nam Phi. Hiện tại loài vật này chỉ còn khoảng 5.000 con.
(Theo National Geographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhói lòng với ảnh thiên nhiên năm 2016 của NatGeo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI