»

Thứ năm, 21/11/2024, 13:41:48 PM (GMT+7)

Nghệ An: Bỏ rơi di chỉ khảo cổ học hang Đồng Trương? Tin mới nhất

(10:22:31 AM 03/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Gần 10 năm trước, các nhà khảo cổ đã phát hiện 12 bộ hài cốt có niên đại hàng chục ngàn năm tại hang Đồng Trương, xã Hoa Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Để phục vụ nghiên cứu, số di cốt này đã được Viện khảo cổ học đưa ra Hà Nội. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, trong khi hang Đồng Trương vẫn bỏ hoang hóa, đơn côi.

>>Nghệ An: Học tạm trong ngôi trường bạc tỷ?

>>Bãi rác nằm trên “đầu” người chết !

 

 

Biển chỉ dẫn đơn côi nằm bên quốc lộ 7

 

“Phác thảo” của kẻ chăn trâu!

 

Tấm biển chỉ dẫn nằm bên quốc lộ 7 như đánh đố. Ngoài cái tên “Hang Đồng Trương - Di chỉ khảo cổ học” còn có mũi tên chỉ dẫn. Nhưng hướng mũi tên là cây lá, bụi bờ và dãy núi hiên ngang. Chúng tôi đang loay hoay tìm lối vào thì Trần Văn Tây (30 tuổi ở xóm 9, xã Hoa Sơn) xuất hiện chỉ dẫn:  “Trước mặt là hang Đồng Trương, nó nằm ở dãy Kim Nhan”.

 

Chúng tôi theo hướng của Tây chỉ, vẫn thấy có cây rừng xanh xanh chói lóa nắng trưa miền tây xứ Nghệ.

 

“Hang nằm ở lối đó. Lúc xưa, tui (tôi) đi chăn trâu thường hay vào ngồi nghĩ. Lâu lắm rồi không vào nữa. Và cũng chẳng thấy ai vào”, Tây nhớ lại thuở ở trần chăn trâu rồi tốt bụng dẫn chúng tôi đi. Vừa cất bước, Tây giải thích: “Không có lối vào đâu. Đi tắt qua dãy nhà cũ của bộ đội mới vào được”.

 

Cửa hang Đồng Trương bị cây chen lấn

 

Qua lối đất nhỏ và những dãy nhà cấp bốn đã bị đập phá rồi luồn qua  vết chân trâu dậm lên lâu ngày thành đường, trước mắt chúng tôi là cửa hang Đồng Trương.

 

Nhìn hàng thép gai nhỏ lấp ló trong cây lá; tấm biển nhỏ bị “rút ruột” chẳng hiểu viết cái gì, chúng tôi ngơ ngác, Tây bảo: “Lâu không ai vào nên cây cối lấp cửa hang rồi. Tấm biển chỉ dẫn đã bị các em chăn trâu phá hết. Thép gai là do ngành chức năng rào đấy”.

 

Chen qua lớp cây chừng mấy bước chân, trước mắt chúng tôi là cửa hang. Vẻ hoang sơ, cùng những nhũ đá tạo ra trước cửa hang khiến cho địa điểm này đẹp nhưng lạnh lẽo. Theo anh Tây thì từ cửa hang vào đến điểm cuối cùng của hang cũng chừng 200 mét nhưng phải đốt đuốc mới thấy đường đi.

 

“Trong ấy chẳng có chi (Gì) đâu. Tất cả đã đưa đi rồi. Hang chỉ còn là cái vỏ trống không thôi”. Mọi thứ trong hang chẳng có gì. Nếu không biết đây là nơi đã từng phát hiện nhiều ngôi mộ táng thì hang Đồng Trương chẳng có gì thú vị!

 

Ngồi ở cửa hang, Tây kể: “Lúc nhỏ đi chăn trâu hay vào đây nghỉ mát. Lớn lên thì trưa hè hay rủ nhau ra đây ngủ. Điều lạ là ngủ ở đây, lúc dậy ai cũng có cảm giác kỳ bí, nằm hay gặp mộng. Sau này mới biết ở đây có mộ táng nên cũng thấy sợ sợ.

 

Cha con anh Trần Văn Tây trước hang Đồng Trương

 

 

“Quan tài” trống… giữa rừng!

 

Trần Văn Tây, cũng như những người chúng tôi hỏi ở xã Hoa Sơn không hề biết hang Đồng Trương có ý nghĩa gì. Họ chỉ nói: “Đó là di chỉ khảo cổ học” còn gốc tích của nó ra sao thì chẳng mấy ai tỏ?  

 

“Trước đó tui (Tôi) trong lúc chăn trâu, tui cũng đã tìm được chiếc rừu bằng đá. Dài chừng 20 đến 30 cm. Cán bằng tre. Nhưng sau đó, tui cho rồi. Sau này chỉ biết, người ta tìm được hài cốt trong đó và đưa đi chứ chẳng biết gì. Giờ thì trong hang có gì đâu”, Tây nói.

 

Thám hiểm hang nhưng chỉ là “quan tài” rỗng

 

Không chỉ anh Tây mà ngay đến ông Nguyễn Văn Sơn (Trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Anh Sơn) cũng cho biết: “Viện khảo cổ họ về họ nghiên cứu rồi họ có nói chi mô (Gì đâu). Lúc khai quật họ cũng chỉ nói nhận định ban đầu thôi. Còn kết luận cuối cùng của hội đồng khoa học thì chưa có”.

 

Theo như trí nhớ của ông Sơn thì khoảng tháng 2 đến 3/2004, người ta đã tiến hành khai quật ở hang Đồng Trương. Tại đây, các nhà khai quật đã thu được nhiều hiện vật thuộc 2 nền văn hóa nổi tiếng nhất Việt Nam: Văn hóa Hòa Bình thời tiền sử và văn hóa Đông Sơn thời sơ sử. Trong lớp văn hóa Hòa Bình, đã phát hiện được 10 ngôi mộ táng có niên đại trong khoảng 10 ngàn đến 12 ngàn năm.

 

Lúc bấy giờ thì ý định ban đầu của địa phương là giữ lại các mộ táng này để phục vụ cho công tác trưng bày, nghiên cứu tại chỗ. Tuy nhiên một thời gian sau, do công tác bảo quản không đảm bảo nên cấp ngành địa phương đã lấp cát lên các ngôi mộ táng và lập hàng rào bảo quản. “Sau đó tháng 6/2006, Viện khảo cổ đã vào khai quật thêm được 2 mộ táng nữa. Và họ đã đưa đi nghiên cứu tất cả”, ông Sơn kể lại.

 

Trong số 12 mộ táng thì đã phát hiện 2 di cốt của 2 cá thể trẻ em. Các di cốt hầu hết không còn nguyên vẹn: Cái thì hộp sọ thiếu phần xương mặt, xương hàm chỉ còn phần thân hàm và một phần nhỏ ngành lên trái, cái thì xương sọ bị nát vụn thành hàng trăm mảnh; hay một vài đoạn xương chỉ nhưng đã bị dập nát…

 

Ngoài ra tại Đồng Trương, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các hiện vật như đồ đá cũ, đồ đồng, kim khí, rồi gốm. Đặc biệt hiện vật thu được nhiều nhất là vỏ sò (Trong đó có những vỏ sò như đưa từ biển lên)…

 

Bao giờ trả lời “Người thiên cổ”?

 

PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã vào khai quật nhưng sau đó “bặt vô âm tín” (Ảnh tư liệu)

 

Khi hỏi rằng: Sao địa điểm phát hiện được những bộ di cốt vô giá như thế, cấp ngành lại bỏ hoang hóa? Ông Nguyễn Văn Sơn không chút đắn đo: “Nói chúng tôi bảo quản là bảo quản cái gì. Viện khảo cổ học đã đưa hết các hài cốt và hiện vật về còn gì. Cái hang chỉ là cái hang không thôi. Ngay từ ban đầu chúng tôi cũng đã rào thép gai để bảo vệ nhưng lâu ngày lại nghĩ không biết mình đang bảo vệ cái gì ?!”.

 

Theo trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Anh Sơn thì hơn 6 năm qua, sau khi vào khai quật, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Cường cùng các nhà nghiên cứu Viện khảo cổ học đã đưa các di cốt về để nghiên cứu. Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản ra cơ quan này để mong có kết luận ban đầu của hội đồng khoa học nhưng chẳng thấy phản hồi. Chúng tôi hi vọng là các nhà nghiên cứu có kết luận cuối cùng về những di cốt được khai quật; xem Đồng Trương có khả năng được xếp hạng di tích và di tích ở cấp độ nào để chúng tôi biết mà chuẩn bị hồ sơ. Vậy nhưng chờ mãi vẫn chẳng thấy trả lời”.

 

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Tùng, phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho rằng: “Nếu không có kết luận cuối cùng thì chúng tôi cũng như người dân chỉ hiểu 12 bộ hài cốt tìm được ở hang Đồng Trương cũng chỉ là những bộ xương bình thường. Huyện chúng tôi đã có rất nhiều văn bản nhưng Viện khảo cổ học vẫn chẳng trả lời. Nên huyện cũng chỉ biết rào thép gai lại để cho trâu bò đỡ vào khu vực hang thôi”.

 Những di cốt khai quật được, hiện giờ  ở đâu?

   

 

Theo ông Nguyễn Văn Sơn thì lúc bấy giờ các nhà khảo cổ đã đánh giá ban đầu rằng: “Đồng Trương là địa điểm khảo cổ học thứ 2 sau Mái Đá Điều (Thanh Hóa) tìm được nhiều mộ cổ thuộc giai đoạn văn hóa Hòa Bình”. Được biết hang Đồng Trương nằm trong cụm di tích danh thắng được tỉnh Nghệ An giao cho huyện Anh Sơn quản lý đó là hang 247, đỉnh Kim Nhan, đền Cửa Lũy. Trước khi chưa khai quật thì cái tên hang Đồng Trương là rất xa lạ.

Tuệ Minh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ An: Bỏ rơi di chỉ khảo cổ học hang Đồng Trương?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI