Ngâm mình dưới nước ô nhiễm đãi trùn chỉ mưu sinh
(11:47:33 AM 28/11/2015)
Khi thủy triều xuống, nhiều ngư dân khắp nơi chèo thuyền đến các cửa lạch đổ ra sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) để đãi trùn chỉ (giun sống dưới nước có thân hình mảnh như sợi chỉ, màu hồng). Tại các cửa này, nước thải sinh hoạt từ nội đô đổ ra cùng với rác trộn lại, gây ô nhiễm nên trùn xuất hiện nhiều. "Chúng tôi xúc bùn vào vợt lưới rồi đãi cho đến khi đất trôi hết, chỉ còn trùn ở lại", một ngư dân cho biết.
Hiện có khoảng 30 người ở khắp các tỉnh thành như Đồng Nai, TP HCM, Long An... làm nghề đãi trùn. Phương tiện của họ gồm thuyền, vợt lưới và các loại vật dụng chứa trùn.
Ông Nguyễn Văn Thạnh (50 tuổi, ngụ phường Tân Mai, TP Biên Hòa) cho biết, trước đây hành nghề đánh cá trên sông Đồng Nai. Những năm gần đây, thu nhập từ việc chài lưới không đủ nuôi sống gia đình nên ông chuyển sang nghề đãi trùn chỉ. Ông nói: "Nghề cực nhọc và tiếp xúc nước bẩn liên tục, nhưng nếu không làm thì lấy gì ăn. Năm nay nhiều người đổ về sông đãi trùn nhiều nên việc này không còn thuận lợi như những năm trước".
Sau khi đãi được trùn, ngư dân mang chúng đến bán cho những người nuôi cá lồng trên sông hoặc những người chơi cá cảnh. Mỗi lon trùn (vỏ lon sữa bò) đãi sạch đất có giá 8.000 - 9.000 đồng.
"Ngày nào may mắn, gặp điểm có nhiều trùn thì được khoảng 20 lon, bán được gần 200.000 đồng. Có những hôm đãi từ mờ sáng đến trưa nhưng thu nhập chưa đến 100.000 đồng", một ngư dân cho biết.
Ngâm mình dưới nước bẩn suốt nhiều giờ nên hầu hết người hành nghề này bị lở loét, ngứa, bệnh thấp khớp... Theo ngư dân, họ thường xuyên bị rách da, chảy máu do đạp trúng mảnh vỡ thủy tinh.
Nhiều người tự bảo vệ bằng cách đeo găng tay cao su. Vợt dùng để xúc trùn được làm bằng khung sắt to nên có thể ngồi trên thuyền để kéo. "Sạch nhưng hiệu quả không cao. Lượng trùn đãi được chỉ bằng 1/4 so với cách ngâm mình xúc bùn trực tiếp", ngư dân tên Hòa chia sẻ.
Theo người dân, ở TP Biên Hòa các điểm xả thải ra sông ô nhiễm nặng như Suối Linh, suối Săn Máu, rạch Bà Thầy, rạch Gió... có nhiều trùn chỉ. "Nước ở đó luôn có màu đen và mùi hôi nồng nặc. Khi bước chân xuống, bong bóng sục lên kéo theo các chất trôi lơ lửng. Bẩn như thế trùn mới sinh sống nhiều", ông Hoàng Văn Phước nói.
Người đàn ông chở trùn chỉ đi bán cho các hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai) tại phường Tân Mai.
Nghề vất vả, phải tiếp xúc với nước bẩn nhưng ngư dân vẫn gắn bó và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nuôi gia đình. Bất kể nắng mưa, ngày đêm, mỗi khi thủy triều rút, họ lại "say sưa" với nghề.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.