Muôn loài chết chìm trong rác thải
(02:06:50 AM 02/06/2018)(Tin Môi Trường) - Ấn bản tháng 6 của National Geographic sẽ đăng tải những hình ảnh kinh ngạc về tình trạng ô nhiễm nhựa đang bủa vây thế giới con người lẫn động vật hoang dã.
>> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Đổi nhựa lấy quà, và sau đó? >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
Chỉ có 10% đến dưới 20% sản phẩm từ nhựa – loại rác thải khó thiêu hủy nhất – có thể tái chế. Trong ấn bản tháng 6 với chủ đề chính “Planet or plastic”, National Geographic đã đăng tải những hình ảnh gây ấn tượng, chụp bởi nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới.
Một con rùa biển mắc kẹt trong một chiếc lưới nhựa bị vứt bỏ dưới đáy biển. Ảnh: National Geographic
Đó có thể là một con rùa bị mắc kẹt bởi đống dây nhợ dưới đáy biển, một con cò không hiểu sao mặc bao nilon như chiếc áo mưa hoặc hình ảnh người dân ở các nước đang phát triển mưu sinh trên “cánh đồng” chất thải nhựa.
Con cò không hiểu vì sao bị mặc bao nilon như một chiếc áo mưa. Nó may mắn hơn chú rùa vì đã được nhiếp ảnh gia giải thoát sau khi chụp. Ảnh: National Geographic
Con cá ngựa dưới biển sâu và một chiếc tampon do con người vứt bỏ. Ảnh: National Geographic
Một vùng mặt biển bị lấp hoàn toàn bởi các vỏ chai đủ loại. Ảnh: National Geographic
Thay vì rong ruổi khắp vùng lãnh nguyên để bắt mồi, những con linh cẩu phải tìm nguồn sống trên bãi rác. Ảnh: National Geographic
Ước tính mỗi năm ô nhiễm nhựa tiêu diệt hàng triệu động vật biển, đe dọa đến sự sinh tồn của 700 loài khác nhau, trong đó có những loài động vật Sách Đỏ. Ngoài những rác thải có thể nhìn thấy, động vật biển đang ăn phải rất nhiều mảnh nhựa siêu nhỏ, làm ảnh hưởng nặng nề tới sự sinh tồn và các chức năng sinh học của chúng.
Nhiều người dân ở “thế giới thứ ba” đang mưu sinh trên những cánh đồng rác, đổi lại là sự ô nhiễm nặng nề bủa vây con người và những miền đất nghèo khổ này. Trong ảnh là một phụ nữ Bangladesh và con trai Momo đang phơi những túi nhựa sau khi rửa sạch. Ảnh: National Geographic
Nhựa sau khi được nghiền nhỏ và phân loại. Ảnh: National Geographic
Vườn hoa giả này có thể rất đẹp nhưng kết cục của chúng lại là mối nguy cho thế giới: ô nhiễm nhựa. Ảnh: National Geographic
Con người đang sử dụng rất nhiều nhựa. Ảnh: National Geographic
Và đây là kết cục của chúng, nơi những khu ổ chuột. Nhiều rác thải nhựa khác không được thu gom và đang bủa vây phần còn lại của thế giới. Ảnh: National Geographic
Nhiều nhà chức trách đã đề xuất tăng thuế đối với sản xuất nhựa, đồng thời đầu tư khoa học công nghệ trong việc xử lý rác thải nhựa và nghiên cứu thêm các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.
Tại một hội nghị ở Nairobi (Kenya) vào tháng 12 vừa qua, 193 quốc gia đã đặt bút ký vào Hiệp ước Biển sạch Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nó chưa đủ mạnh mẽ vì chưa áp đặt thuế đối với nhựa.
A.Thư (NLD.COM.VN, NATIONAL GEOGRAPHIC, BBC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.